Dây thép rơi ra từ rây lọc cháo đâm xuyên amidan trẻ 13 tháng tuổi

14/10/2022 - 12:19

PNO - Sơ suất trong lúc chế biến khiến sợi dây thép của rây lọc rơi vào thức ăn rồi đâm xuyên amidan của bé 13 tháng tuổi khiến trẻ nhập viện.

 

Bé 13 tháng tuổi suýt
Sợi dây thép dài khoảng 2cm cắm xuyên amidan của trẻ

Ngày 14/10, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết vừa tiếp nhận một trường hợp trẻ bị dị vật đâm xuyên amidan.

Theo người nhà kể lại, buổi trưa, bé D.A (13 tháng tuổi) đang ăn cháo thì bỗng nhiên bỏ ăn, ho sặc sụa và nôn nhiều. Ban đầu gia đình chỉ nghĩ con bị viêm họng nên ho và nôn trớ, nhưng đến chiều tối thấy con nôn kèm máu, gia đình vội vàng đưa con đến bệnh viện tỉnh để khám. Tại đây, các bác sĩ chỉ định chụp X-Quang cổ ngực thì trẻ được chẩn đoán theo dõi dị vật kim loại vùng sàn họng - miệng và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi trẻ được thăm khám, soi họng và đọc kết quả phim X-Quang, các bác sĩ xác định có dị vật kim loại đâm xuyên qua amidan bên trái của trẻ.

Theo bác sĩ, nếu cấp cứu muộn, trẻ có thể nguy hiểm tới tính mạng

Theo bác sĩ, nếu cấp cứu muộn, trẻ có thể nhiễm trùng dẫn tới hậu quả khó lường

Bác sĩ Nguyễn Khắc Trưởng -  Khoa Tai - Mũi - Họng (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, các bác sĩ đã phải gây mê, mổ cho trẻ vì vị trí dị vật phức tạp và nguy cơ chảy máu cao. Kết quả, kíp phẫu thuật đã lấy ra được sợi thép nhỏ nhưng rất cứng và nhọn 2 đầu, dài 2cm.

Sợi thép này đâm xuyên từ cực trên xuống cực dưới amidan bên trái của trẻ. May mắn là dị vật chưa xuống sâu hơn nên không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Nếu không được gắp ra kịp thời, đoạn kim loại này có thể gây nhiễm trùng và chảy máu, dẫn đến những hậu quả khó lường.

Dị vật nguy hiểm nói trên được xác định là rơi ra từ rây lưới thép để lọc đồ ăn, bị lẫn vào cháo của trẻ trong quá trình chế biến.

Rây lọc vốn là một dụng cụ thường được dùng rất nhiều trong các gia đình có trẻ nhỏ khi chế biến thức ăn, giúp nghiền nhỏ cơm, cháo, các loại thịt cá, rau củ hay loại bỏ xương cá, gà, lợn... có trong cháo. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, như trong trường hợp này có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi làm đồ ăn cho con, cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần thường xuyên kiểm tra dụng cụ, nếu có hỏng dù là 1 chút cũng nên thay mới để đảm bảo an toàn cho trẻ. Trong quá trình cho trẻ ăn, cũng cần chú ý quan sát đồ ăn để loại bỏ các dị vật bất thường. Trường hợp nghi ngờ con bị hóc, gia đình nên đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất, không nên tự chữa bằng mẹo vì có thể sẽ nguy hiểm hơn cho trẻ và gây thêm khó khăn cho các bác sĩ trong quá trình thăm khám, xử lý sau đó.

H.Anh

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEsongkhoevi /strCate=songkhoe

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEalobacsivi /strCate=alobacsi

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEgocdongyvi /strCate=gocdongy
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEsuckhoevi /strCate=suckhoe