Đà Nẵng: Mở phố ẩm thực ở con đường khó tìm!

02/01/2015 - 16:27

PNO - PN - Ngày 31/12, Đà Nẵng đã khai trương tuyến phố chuyên doanh thời trang ở đường Lê Duẩn và phố ẩm thực ở đường Huỳnh Thúc Kháng. Nhiều người ngơ ngác hỏi nhau: đường Huỳnh Thúc Kháng ở đâu?

edf40wrjww2tblPage:Content

Đoạn đường chọn xây dựng phố ẩm thực dài hơn 500m, khá hẹp, đến mức đầu đường có biển cấm quay đầu xe. Một thực khách nói: Sao Đà Nẵng lại chọn con phố quá hẹp để làm phố ẩm thực? Lãnh đạo quận Hải Châu lý giải: nơi đây bán đồ ăn sáng đã mấy chục năm, có một số quán ngon. Bây giờ, cần đầu tư nâng cấp bàn ghế, bảng hiệu, trang phục cho người bán, yêu cầu người bán phục vụ văn minh, lịch sự, không “chém chặt”. Lại nhiều thắc mắc: Đà Nẵng có rất nhiều quán nằm ở nhiều con đường, vậy sao không chọn một đoạn đường lớn, như Ông Ích Khiêm, Lý Thái Tổ, Ngô Gia Tự, Hùng Vương để xây dựng phố ẩm thực? Khách rất cần đi bộ, lang thang nhìn ngó rồi thưởng thức món ăn, nhưng lại “dính” vào con đường bé xíu, đầu đường có bảng cấm xe quay đầu. Nếu khách du lịch đổ xuống đường Huỳnh Thúc Kháng thì dứt khoát tắc đường. Món ăn cũng vậy, đành rằng là truyền thống, như mì Quảng, bún bò, bánh canh… nhưng lấy đó là điểm đến độc đáo để khuếch trương thì xem ra chưa ổn.

Da Nang: Mo pho am thuc o con duong kho tim!

Quán ăn trên đường ẩm thực Huỳnh Thúc Kháng

Đem chuyện này hỏi lãnh đạo của một sở, ông nói: “Văn hóa văn minh là phải tập, nhưng ăn uống thì quá đặc biệt. Ăn phải ngon, không đắt quá, tận tình phục vụ, anh mở quán thì phải tìm cách nuôi sống chính anh, buôn bán mà “trời ơi”, là anh chết. Đừng áp đặt cái nhìn và yêu cầu quá khiên cưỡng, hãy để tự nhiên, sống chết là tự nó”. Ông Nguyễn Sự, Bí thư TP. Hội An, vốn có kinh nghiệm xây dựng phố đi bộ và ẩm thực mấy chục năm qua, nói ngắn gọn: “Cẩn trọng, nếu phố ẩm thực mà biến thành chỗ ăn nhậu là hỏng”.

Chị Hải, nhân viên một cơ quan có văn phòng tại Đà Nẵng nói: “Tôi ở Đà Nẵng 10 năm, nói thiệt, ai hỏi đường Huỳnh Thúc Kháng ở đâu tôi còn chẳng nhớ nổi, bởi đó là con đường quá nhỏ, một khu dân cư buôn bán với năm bảy quán ăn chẳng có gì gọi là bắt mắt. Muốn lôi kéo khách ẩm thực, thì thị giác là hàng đầu, phải nhộn nhịp đa sắc màu, phải lạ. Phải là chỗ thiên hạ lui tới đông vui, ồn ào, chứ đâu ở một con đường ít người biết. Nhiều người ăn thì món ăn mới được đánh giá, truyền miệng, bình phẩm, hễ nói đến là người ta nhớ ngay”.

Bây giờ đến đó, nhìn hãng Pepsi tài trợ cho các quán ăn những chiếc dù màu xanh, nhân viên phục vụ mang tạp dề màu xanh, quán nào cũng màu xanh, bàn ghế thì giống hệt nhau vì tất cả được tân trang bằng bàn ghế inox; có người nhắc: hay là đặt tên phố ẩm thực... trắng - xanh?

 MỘC MIÊN

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI