PNO - Chiến thắng toàn bộ 3/3 đề cử tại đêm trao giải Oscar lần thứ 94, trong đó có hạng mục Phim hay nhất, "CODA" mang đến nhiều cảm xúc khi nói về tình yêu của một gia đình bất toàn.
Hiện tại hay tương lai?
CODA - viết tắt của “child of deaf adults”, ngầm chỉ những đứa trẻ bình thường được nuôi dạy bởi một gia đình khiếm thính. Được nữ nhà văn - đạo diễn người Mỹ Sian Heder làm lại từ phiên bản năm 2014 của Pháp, CODA kể về Ruby (Emilia Jones thủ vai), sinh ra và lớn lên trong một gia đình đặc biệt, cha mẹ và anh trai đều là người khiếm thính. Ngay từ nhỏ, cô đã là thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu bất đắc dĩ. Khi trưởng thành, những định hướng riêng cho tương lai càng đặt thêm gánh nặng vô hình lên cô gái nhỏ.
Ước muốn của Ruby là được theo học tại trường Nghệ thuật Berklee. Nếu theo đuổi ước mơ, Ruby sẽ không thể ở lại giúp đỡ gia đình, nhưng nếu chọn ngược lại, Ruby sẽ xung đột với chính mình.
CODA đã thắng toàn bộ 3/3 đề cử tại đêm trao giải Oscar |
Là người khiếm thính, cha mẹ Ruby đầy hoài nghi về ước mơ của con gái. Hơn nữa, công việc kinh doanh của gia đình vừa mới khởi phát, rất cần có sự trợ giúp của Ruby. Đứng trước ngã ba, một bên là công việc giúp nuôi sống gia đình, một bên là mơ ước được ca hát, nhưng ba thành viên còn lại đều không thể nghe, Ruby sẽ phải chọn con đường nào?
Đạo diễn Sian Heder kể câu chuyện về một gia đình bị thử thách bởi những kỳ thị, xa lánh; nhưng vẫn tràn đầy tình yêu và niềm tin vào những điều tốt đẹp. Trong đêm trao giải, CODA cũng đã giành chiến thắng ở hạng mục Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất tại Oscar, vượt qua đối thủ nặng ký The power of the dog.
Cảm xúc ấm áp
Được kể qua góc nhìn của một cô bé 17 tuổi, CODA không hướng câu chuyện theo hướng bi kịch. Mọi biến cố, bất trắc xảy đến với nhà Rossi được nhìn dưới lăng kính nhẹ nhàng, đôi khi có chút hóm hỉnh. Dõi theo quá trình trưởng thành của một người trẻ, CODA cũng phác họa những gì mà một thanh thiếu niên lớn lên trong một gia đình “không bình thường” phải chịu. Song song với Ruby, bộ phim cũng khắc họa tình yêu đầu đời của cô, Miles, một anh chàng những tưởng có gia đình êm ấm, nhưng không hạnh phúc. Hai người trẻ ấy tin tưởng và chữa lành cho nhau, trước chông chênh của ngưỡng trưởng thành.
Trailer phim CODA:
Cảnh phim để lại nhiều cảm xúc nhất có lẽ là khi gia đình Ruby được mời đến nghe buổi trình diễn nghệ thuật ngoại khóa. Không thể nghe Ruby hát, người thân của cô chỉ có thể quan sát phản ứng của khán giả với phần trình diễn của Ruby. Đạo diễn Sian Heder đã làm mất tiếng ở cảnh quay này, để khán giả thêm đồng cảm với những gì mà nhà Rossi cảm nhận, khi chỉ có thể đoán định qua phản ứng của người khác.
Và dưới bầu trời sao, cha Frank đã yêu cầu Ruby hát lại lần nữa để cảm nhận cảm xúc thông qua rung động ở cổ cô bé. Cho con đi học hay thuyết phục con ở lại? Từ bỏ ước mơ hay để người thân tự xoay xở với “thế giới bên ngoài”? Điều gì sẽ chiến thắng ở gia đình ấy?
CODA khép lại bằng một cái ôm thật chặt. Bộ phim đã thắp nên những cảm xúc ấm áp của sự sẻ chia, của tình yêu gia đình và sự đồng cảm, thấu hiểu. Thành công của bộ phim đến từ kịch bản chặt chẽ, mạch lạc. Nội dung không mới và có thể đoán trước, nhưng cảm xúc và nhiều hy vọng khi phim kết thúc là điều đọng lại lâu nhất trong mỗi người xem.
Những yếu tố làm nên thành công
Thành công của CODA một phần nằm ở dàn diễn viên đặc biệt. Cả ba diễn viên trong nhà Rossi đều là người khiếm thính ngoài đời thực. Trong đó, Marlee Matlin đã từng chiến thắng hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất ở giải Oscar 1986 cho phim Children of a lesser god. Cô là diễn viên khiếm thính duy nhất làm được điều này.
Troy Kotsur trong vai người cha - nam diễn viên khiếm thính đầu tiên chiến thắng Oscar |
Với chiến thắng mới nhất, nam phụ Troy Kotsur trong vai người cha cũng đã trở thành nam diễn viên khiếm thính đầu tiên chiến thắng Oscar. Âm nhạc trong phim cũng được tuyển chọn kỹ lưỡng, với bài hát chủ đạo Both sides, now của Joni Mitchell. Ngoài ra, tiếng cười xuyên suốt mạch phim cũng được khéo léo đan cài, tạo nên cảm giác nhẹ nhàng, ấm áp không quá bi kịch.
CODA là một bất ngờ lớn ở Oscar lần thứ 94, bởi trước đêm trao giải, The power of the dog mới là cái tên nổi bật nhất. Trước đó, bộ phim cũng lập kỷ lục với số tiền chuyển nhượng khi được Apple+ mua bản quyền tại Liên hoan phim Sundance.
Thuận Phát
Chia sẻ bài viết: |
Tôi ngồi ngay đây lại đau đáu nhớ về một tổ ấm, một mái nhà, một nơi cách cái quán này vừa vặn 5 phút đi xe máy...
Thí sinh Nguyễn Huỳnh Như đến từ Bạc Liêu giành danh hiệu quán quân Bông lúa vàng 2024.
Cùng vẽ về quê nhà Việt Nam nhưng không khí trong tranh của họa sĩ Trần Phúc Duyên được nhận xét là khác biệt so với nhiều họa sĩ khác.
Nhạc sĩ Đinh Quang Minh vừa có buổi ra mắt tập sách gồm các sáng tác âm nhạc "50 năm rạng ngời trang sử" vào sáng ngày 11/1 tại Đường sách TPHCM.
Nghệ sĩ Phi Phụng bày tỏ niềm vui khi được cùng Thành Đoàn TPHCM và một số nghệ sĩ, người nổi tiếng tham gia hoạt động mang tết đến cho công nhân.
Sáng 11/1, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình phối hợp với trường THCS Hàm Nghi tổ chức chương trình “Hạo khí Cần Vương”.
Mùa giải thưởng cuối năm dần khép lại một năm khá ấn tượng của làng sách.
“Cổ vật kể chuyện Xuân” là chuyên đề mới nhất được trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ.
Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM phát động giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm chủ đề về học tập và làm theo gương Bác đợt II.
Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã hoàn thành phúc khảo vở cải lương Tiếng hò sông Hậu (soạn giả: Điêu Huyền, đạo diễn: Nghệ sĩ ưu tú Hoa Hạ)...
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM thăm, chúc tết văn nghệ sĩ tiêu biểu nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Theo tiến sĩ, nhà văn Nguyễn Tường Bách, thật nặng nề khi ông phải nói ra 2 chữ “nông cạn” cho một người khi họ sử dụng mạng xã hội.
Hội Sân khấu tổng kết và trao giải thưởng Hội Sân khấu TPHCM 2024
Tối 8/1, đêm nhạc “Một chút yêu thương” lần 2 được tổ chức nhằm hỗ trợ các nạn nhân bị tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn.
Ở tuổi 39, Lê Thị Bích Ngà lần đầu mở cuộc trưng bày tranh với 30 bức. Sự kiện khiến nhiều người bất ngờ...
Những danh hiệu “Cống hiến”, “Thành tựu trọn đời” đã được trao cho các nhà văn: Lê Lựu, Trang Thế Hy, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp…
Từ cuối tháng 12/2024 kéo qua tháng đầu năm 2025, nhiều triển lãm mỹ thuật khá thú vị của cả nước nói chung và TPHCM nói riêng đã diễn ra.
Năm 2024, tổng doanh thu phòng vé đạt 4.700 tỉ đồng, trong đó phim Việt thu hơn 1.900 tỉ đồng.