Cô gái trẻ và mong muốn mở cửa sổ ra…vũ trụ

22/02/2014 - 20:16

PNO - PNO - Lần đầu tôi gặp Nguyễn Như Lê, giảng viên khoa Vật lí, Đại học sư phạm Huế tại Hội nghị “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ 9 tổ chức tại Qui Nhơn vào tháng 9/2013. Nhỏ bé, lọt thỏm giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước,...

edf40wrjww2tblPage:Content

Lê bắt đầu nghiên cứu chuyên ngành Vật lý vũ trụ khi làm luận án cao học về Hạt cơ bản. Người có công đầu dẫn dắt những ai như Lê ở Huế đi vào con đường này, chính là giáo sư Phạm Quang Hưng. Ông là người đặt viên gạch đầu tiên, góp phần xây dựng chương trình Vật lý theo chương trình tiên tiến thí điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo dựa theo chương trình gốc của Khoa Vật lý Trường Đại học Virginia (Hoa Kỳ). Ông cũng là cầu nối quan trọng cho việc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Đại học Huế với Đại học Virginia và có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở Đại học Huế.

Co gai tre va mong muon mo cua so ra…vu tru
Nguyễn Như Lê, giảng viên, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành vật lý vũ trụ

Từ cuối năm 2007, GS Phạm Quang Hưng và đồng nghiệp từ Mỹ bắt đầu khởi động dạy chương trình trên ở đại học Huế. Thuyết phục được các giáo sư ở Mỹ và nước khác sang VN giảng dạy, là không dễ dàng, nhưng ông đã thành công. Đến nay ĐHSP Huế đã có vài chục sinh viên theo học ngành Vật lý, thiên văn, là nhờ tấm lòng của những nhà khoa học như GS Phạm Quang Hưng, vợ chồng GS Trần Thanh Vân…những người con xa xứ, nặng lòng với đất mẹ.

Lê đang làm luận án tiến sĩ, đề tài “Tính chất vật lý của neutrino thuận thang điện yếu”, do GS Phạm Quang Hưng hướng dẫn. Cô tóm tắt luận án: Giải Nobel Vật lý năm 2013 đã được trao cho nhà vật lý hạt Peter Higgs khi ông giải thích khối lượng của vật chất trong vũ trụ thông qua cơ chế Higgs trong Mô hình chuẩn (Standard Model). Và thực tế hạt Higgs thực sự tồn tại và đã được kiểm chứng tại các máy gia tốc ở ATLAS và CMS vào giữa năm 2012. Tuy nhiên, trong cơ chế này, đối xứng điện yếu bị phá vỡ một cách ngẫu nhiên, tự phát khi một lưỡng tuyến Higgs đạt giá trị kỳ vọng chân không (điều này không phù hợp với các kết quả đã công bố ở ATLAS và CMS). Theo đó, cần một mô hình lý thuyết mới để giải thích sự không phù hợp này và một số điểm chưa hoàn chỉnh của Mô hình chuẩn. Một trong số nhiều mô hình Mở rộng mô hình chuẩn (Beyond the Standard Model) là mô hình của GS Phạm Quang Hưng (khoa Vật lý, Đại học Virginia, Hoa Kỳ): Mô hình khối lượng neutrino thuận thang điện yếu (The model of electroweak - scale right-handed neutrino mass). Đề tài của Lê liên quan đến mô hình này và nội dung chính là giải thích khối lượng của vật chất trong vũ trụ thông qua sự phá vỡ đối xứng điện yếu một cách động lực học.

Lê nói: “Sự truyền đạt nội dung nghiên cứu giữa giáo sư và nghiên cứu sinh không trọn vẹn do chủ yếu bằng email, có nhiều khi làm mình đi chưa chính xác hướng mà giáo sư yêu cầu. Tuy nhiên, điều này có thể được khắc phục bằng cách mình phải đọc nhiều và nghiên cứu kỹ tài liệu hơn, liên lạc với thầy hướng dẫn nhiều hơn. Quy trình để bảo vệ luận văn TS bên Việt Nam và Mỹ khác nhau hoàn toàn. Ban đầu thầy hướng dẫn chưa nắm rõ những quy trình đó nên nghiên cứu sinh cũng gặp khó khăn. Sau này khi thầy hướng dẫn biết rõ rồi thì mọi việc cũng tốt cả. Chính sự bế tắc đó nên có nhiều lần em cũng nản lắm nhưng gia đình, thầy cô, đồng nghiệp ủng hộ cộng với thầy hướng dẫn của em rất giỏi nên em không từ bỏ mà vẫn tiếp tục làm”.

Theo Lê, trước đây có một số người ở miền Trung theo đuổi con đường nghiên cứu chuyên ngành Vật lí vũ trụ như cô nhưng giờ họ đã chuyển qua chuyên ngành khác hoặc không nghiên cứu tiếp nữa. Hiện chỉ còn Lê, nếu không kể đến các sinh viên đang làm nghiên cứu sinh ở Mỹ. Mỗi lần đi dự các hội nghị quốc tế khiến Lê cảm thấy yêu thích nghiên cứu khoa học hơn và tự nhủ mình cần phải trau dồi kiến thức thật nhiều. ĐHSP Huế có phòng thí nghiệm phục vụ cho sinh viên Vật lý tiên tiến bao gồm các phòng thí nghiệm cơ bản và chuyên đề. Đề tài của Lê thuần lý thuyết nên không cần phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, mọi kết quả được kiểm chứng từ thực nghiệm và kết quả của cô chỉ được kiểm chứng thông qua các kết quả thí nghiệm tại các các máy gia tốc ở châu Âu, chẳng hạn máy gia tốc hạt lớn LHC (Large Hadron Collider).

Cơ hội không có nhiều, tâm lý “ăn sẵn”, thích những gì thấy lợi trước mắt, ứng dụng ngay, rồi hoàn cảnh đất nước khó khăn một thời gian dài đã khiến khoa học cơ bản bị lãng quên, chưa được coi trọng đúng mức, chỉ chăm chú vào khoa học ứng dụng. “Để có một sản phẩm, phải bắt đầu từ khâu nghiên cứu, chuyển nó vào thực tế, xây dựng nhà máy. Khâu đầu thì làm được, nhưng phần sau thì khó khăn vô cùng. Ta hiện đang có lợi thế là vừa nghiên cứu trong nước, vừa kết hợp với nước ngoài, rồi người Việt ở nước ngoài thành công lĩnh vực này không ít, lại dễ liên lạc, nhưng có thể nói, khó khăn gần như không lối ra, là chúng ta chưa được đầu tư nhất định”, Lê chia sẻ.

Lê tiếp cận thông tin trong hoàn cảnh "đơn độc" bằng cách tự nghiên cứu, thông qua các bài báo đăng ở các tạp chí quốc tế, kênh duy nhất để đánh giá chất lượng nghiên cứu. Việt Nam chưa có chương trình sâu rộng, không có giáo sư giảng dạy chuyên ngành vật lí vũ trụ. Trong nghiên cứu, trao đổi trực tiếp là hiệu quả hơn hết. Email chỉ có tác dụng tốt hai bên hiểu nhau, chứ sinh viên và giáo sư thì khó, phải trực tiếp sinh viên mới hiểu được. Lúc cần, tìm một lớp để nghe giảng một tháng, cũng khó khăn. Lê mong muốn có nhiều người theo đuổi con đường nghiên cứu vật lý vũ trụ. Cần có sinh viên theo học chuyên ngành này, bởi nếu không có ai, Lê bảo vệ luận án tiến sĩ xong, cũng không hữu dụng.

Khi nào kinh tế đất nước phát triển, thì khoa học cơ bản mới được đặc biệt chú trọng. Tư duy đó chưa hẳn đúng. Những lời khuyên của các giáo sư Nobel vật lý tại hội nghị Qui Nhơn lần thứ 9 dành cho Việt Nam là hãy đầu tư cho khoa học cơ bản, quay lưng lại với nó là sai lầm, rằng hãy bắt đầu từ thế hệ này, ngay bây giờ. Lê nói, các đồng nghiệp cô gặp ở hội nghị đó, nhiều đồng nghiệp và các bạn trẻ rất tâm huyết, quyết tâm đi theo con đường nghiên cứu đã chọn.

Giáo sư Pierre Darriulat, nguyên Giám đốc nghiên cứu của Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu, khi trả lời phỏng vấn báo chí trong nước, đã nói rằng ông có nhiều học trò đến từ Việt Nam, họ rất giỏi, cần tạo cơ hội cho họ. “Cần có ai đó nói với các nhà khoa học trẻ rằng chúng tôi cần các bạn, chúng tôi tin vào các bạn”.

Các nhà khoa học trẻ như Lê đang trên con đường tìm cách…mở cửa sổ ra vũ trụ, nhưng họ cần có lực đẩy, như một yêu cầu của sự thôi thúc từ cuộc sống, khoa học và tiếng nói ủng hộ từ nhà nước, với tinh thần khoa học chứ không chỉ dừng lại ở ý tưởng hay mệnh lệnh hành chính.

TRUNG VIỆT
 

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEgocnhinvi /strCate=gocnhin

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEdungquenhovi /strCate=dungquenho
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthoisuvi /strCate=thoisu