PNO - Chị gọi điện cho chồng cũ liên tục nhưng điện thoại “ò í e”. Con sốt hầm hập trên giường, đồng nghiệp nhắn tin không ngừng. Chị bất lực bật khóc.
Chia sẻ bài viết: |
Ta 01-04-2024 15:46:26
Hoàn cảnh của bạn khá giống với mẹ con tôi ngày trước, ba mẹ tôi bỏ nhau, ba lấy vợ khác & ở xa, tôi ở với mẹ, dù ba tôi có nghĩa vụ phải chu cấp hàng tháng cho tôi tới khi đủ 18 tuổi nhưng 1 đồng cũng không có nữa là. Rất nhiều lần ốm đau ba tôi đều không thể có mặt để chăm sóc vì ông đã có gia đình riêng, dù khổ cực thế nào mẹ tôi vẫn cố gắng lo cho tôi chứ không oán trách nửa lời, chỉ một lần duy nhất tôi bị sốt xuất huyết là ba tôi đến phụ mẹ chăm tôi nhưng ông cũng phải trốn vợ để đi. Dù ông ấy là ba tôi, nhưng đồng thời ông cũng là ba, là chồng, là trụ cột của một gia đình mới, tôi biết là không thể nào đòi hỏi ở ông một cách quá đáng được. Bạn cũng phải hiểu cho chồng cũ bạn chứ, anh ấy muốn lo cho con, nhưng anh ấy cũng đã tìm được hạnh phúc mới rồi, ngay cả chu cấp tiền hàng tháng cũng là khó khăn chứ đừng nói là phụ chăm con, không nhờ được người này thì nhờ người khác bạn à, thiếu gì cách, như bạn mà có chồng khác & con ở với ba ruột thì sao, bạn dám qua thăm con hay phụ chăm sóc khi con ốm đau không, chồng mới chịu để yên cho bạn chắc.
NGUYÊN HANA 01-02-2023 10:50:45
Đọc bài này mình thấy giống y như hoàn cảnh của mình. Nhưng mình không muốn kể ra vì không muốn phải buồn, phải khóc thêm nữa. Chỉ có 1 cách là phải cố lên, bước về phía trước mà sống thôi.
An Nghi 31-01-2023 15:11:30
Bạn buông tay đi. Thiệt đó. Khi quyết định ly hôn và giữ quyền nuôi con là bạn cần tính tới những tình huống như thế này. Nếu cha của đứa bé đã quyết định vun đắp cho mối quan hệ mới hơn là chu toàn trách nhiệm nuôi con thì việc bạn cố níu kéo không làm tình hình tốt hơn. Vì gia đình bạn ở xa, bạn có thể nhờ ông bà nội giúp đưa đón cháu. Nếu ông bà nội không thể giúp, bạn nên tìm cách khác trong khả năng xoay xở và điều kiện tài chính của mình để lo cho con. Bạn cũng cần dạy bé cách tự chăm sóc bản thân, kỹ năng sống độc lập. Lúc đầu sẽ có khó khăn đó, nhưng rồi mọi việc sẽ ổn thôi. Con chị lớn lên có tiếp tục nhận cha hay thương yêu cha hay không là do bé lựa chọn. Người chủ động rũ bỏ trách nhiệm cũng sẽ nhận lãnh phần hậu quả của anh ta khi tuổi già. (Tôi ly hôn và nuôi con khi bé tròn 3 tuổi. Đến lúc bé 8 tuổi thì hai mẹ con đã bắt đầu chia nhau việc nhà, san sẻ mọi thứ cùng nhau rồi). Chúc bạn vững vàng và tỉnh táo!
“Mỗi người sẽ vác thập giá vừa sức”. Tôi dựa vào câu đó mỗi khi gặp khó khăn, với ý nghĩ mọi thứ mình đang gặp chỉ là vừa sức, sẽ ổn.
Đàn bà, dù mạnh mẽ tới mấy cũng có một vết thương toang hoác, khó liền sẹo: đó là nỗi đau bị phản bội.
Kế hoạch “tìm lại người xưa” đã hiện lên trong đầu Mai và cô tin rằng bằng tình yêu của mình, cô sẽ làm được.
Yêu gia đình không đồng nghĩa phải hy sinh mọi thứ riêng tư cho hình mẫu “mẹ hiền vợ đảm”.
Nguồn cơn ly hôn đến từ việc cha chồng suốt 5 năm kiên quyết không cho vợ chồng trẻ đóng cửa phòng riêng.
Có những người yêu nhau bằng lời có cánh, còn Tiến và An yêu nhau bằng cách... đấu khẩu.
Bỏ ngoài tai lời khuyên của bạn bè đồng nghiệp, anh bắt đầu hành trình ở rể khi đã bước sang tuổi 50.
"Em nghĩ sao nếu anh chụp cho em 1 bộ ảnh trong bộ nội y đỏ?". Cô đã ngớ người ra khi bạn trai đề nghị như thế.
Chính sự thấu hiểu sẽ dạy bạn cách yêu thương, trân trọng những phụ nữ quanh mình.
Đằng sau vỏ bọc “yêu thương” ấy là sự giám sát triền miên, là cảm giác không được sống tự do trong chính cuộc đời mình.
“Thằng Tuấn con chị đi làm ở đâu chưa?”. Câu hỏi chạm vào nỗi niềm chất chứa bấy lâu của bà Năm.
Những đêm trằn trọc, Thuận không hiểu vì đâu cuộc hôn nhân của mình ra nông nỗi này...
Khi mức định số 1 không thành, người ta có thể phải chấp nhận “nguyện vọng 2”, bớt khắt khe hơn.
Gây áp lực buộc mẹ ngủ chung để "canh chừng ba", dùng cả hạnh phúc của con trai để... dọa mẹ. Đấy có phải cách thỏa đáng hay chưa?
Viết nhật ký là cách để quay lại đối diện với chính mình, ôm lấy những buồn vui…
Tôi đang chạnh lòng. Cái chạnh lòng rất đàn bà khi chồng quan tâm tới người phụ nữ khác.
Họ như 2 mũi tên, mỗi mũi lao theo một hướng. Nếu không yêu thương nhau đủ nhiều, 2 mũi tên ấy có thể chẳng còn cơ hội trở về bên nhau.
Chúc các con thi tốt. Và nếu không tốt lắm, thì cũng chẳng sao. Tuổi 18 chưa phải là tuổi để gánh cả bầu trời.