Buổi tư vấn tháo gỡ nỗi lo của người tham dự

03/08/2022 - 10:00

PNO - Dù nội dung không mới nhưng buổi giáo dục truyền thông đã rất thành công. Chương trình đã kéo được những người tham dự ngồi đến phút cuối và tự giác nêu lên những vấn đề mình quan tâm liên quan đến chuyện nuôi dạy, bảo vệ con trẻ.

Sáng 31/7, tại xã Qui Đức, H.Bình Chánh, Hội LHPN TP.HCM phối hợp Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM tổ chức buổi truyền thông “Phòng chống xâm hại, bạo lực đối với trẻ em” cho 100 phụ huynh có con em dưới 16 tuổi. 

Trung tá Bùi Thái Đức (Phòng Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, Công an TP.HCM) - báo cáo viên của

Loạt chuyên đề “Phòng chống xâm hại, bạo lực đối với trẻ em” năm 2022 do Hội LHPN TP.HCM phối hợp với Hội Bảo vệ quyền trẻ em thành phố thực hiện sẽ đi qua nhiều xã phường, quận huyện. Riêng tại H.Bình Chánh, chương trình đã tổ chức ba buổi nói chuyện cho khoảng 300 trẻ em và phụ huynh các xã Hưng Long, Tân Quý Tây và Qui Đức. 

chương trình - đã thông tin về vấn nạn xâm hại, bạo lực trẻ em trên địa bàn thành phố, đồng thời chỉ ra những thủ đoạn của bọn tội phạm với trẻ em. Buổi truyền thông “nóng” lên khi bà Th., một phụ nữ khoảng 60 tuổi, kể rằng: Từ khi con trai mất, con dâu bỏ đi, để lại hai con nhỏ cho bà nuôi. Cháu lớn là con gái, chậm phát triển trí tuệ, 17 tuổi mà vẫn như em bé. Cháu trai mới tròn 15. Vừa qua, nhân lúc bà đi vắng, con dâu đã cùng “chồng hờ” về nhà dùng vũ lực ép hai cháu đi theo. Cháu gái nghe lời, còn cháu trai phản kháng nên đã bị “chồng hờ” của mẹ đánh đập. Bà Th. nơm nớp lo sợ cháu gái bị xâm hại. 

Câu chuyện của bà Th. làm khán phòng xôn xao. Có người hỏi: “Sao bà không trình báo công an?”. Có người lại nói: “Mẹ ruột dẫn con đi mà báo gì!”. Nhưng cũng có người nhận ra: “Mẹ ruột mà để “chồng hờ” đánh con trai là sai rồi”… Thế là buổi truyền thông trở thành buổi hướng dẫn cách thức trình báo vụ việc tới cơ quan chức năng. Báo cáo viên đã trấn an và khuyên bà Th. “kiên nhẫn theo dõi thái độ, hành vi của con dâu lẫn “chồng hờ” của cô ta với cháu gái”. Ông cũng đề nghị Hội LHPN địa phương lưu ý hỗ trợ trường hợp này.

Trung tá Bùi Thái Đức tư vấn chung  và tư vấn riêng cho các bà mẹ về việc  bảo vệ con trước nguy cơ xâm hại, bạo hành
Trung tá Bùi Thái Đức tư vấn chung và tư vấn riêng cho các bà mẹ về việc bảo vệ con trước nguy cơ xâm hại, bạo hành

Và câu chuyện của bà Th. dường như đã đánh trúng nỗi lo của phần đông người tham dự, bởi họ cũng đều là những

Tại chương trình, trung tá Bùi Thái Đức đề nghị các dì, các chị lưu lại bốn số điện thoại đường dây nóng gồm số 111 - Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em, số 1900.54.55.59 - Trung tâm Công tác xã hội trẻ em TP.HCM, số 1800.90.69 - Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM, số 113 - công an. Bên cạnh đó, ông cũng khuyến khích các dì, chị phải nhớ số điện thoại của công an và Hội Phụ nữ phường, xã, thị trấn nơi cư trú để kịp thời trình báo khi cần. 

người có hoàn cảnh đặc biệt, những ông bố - bà mẹ đơn thân nuôi con, hoặc người mẹ có chồng nghiện rượu… Bởi thế, họ đã trút hết sự rụt rè cố hữu để đặt ra những câu hỏi rất thành thật liên quan đến chính mình, như: Cha mẹ tức giận nên đã tát con thì có phải là bạo hành? Con đã 14 tuổi, cho đi làm phụ mẹ có phải là bóc lột trẻ không? Và tất cả những câu hỏi đều đã được lý giải một cách thuyết phục, có lý, có tình. Điểm chung ở tất cả những ông bố bà mẹ ấy là hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có thời gian quan tâm con trẻ, và con em họ đều có nguy cơ bị xâm hại, bóc lột, bạo hành… Nhờ vậy mà những lời giải của báo cáo viên càng sát với những nội dung muốn gửi gắm. Trung tá Đức lưu ý các bậc cha mẹ “không nên gửi trẻ nhỏ tại một nơi quá lâu mà mình không theo sát trẻ; để ý mối quan hệ bạn bè của con; chú ý cách sinh hoạt của các thành viên trong gia đình, sắp xếp công việc phù hợp, dành thời gian quan tâm con. Đặc biệt cần theo dõi thời gian truy cập của con trẻ trên điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop…”. 

Ông Đức cũng cho rằng, mỗi ngày người lớn cần dành một giờ để trò chuyện, quan sát con, nhằm sớm nhận biết những dấu hiệu “bình thường” lẫn “bất thường” nơi con em mình. Ý kiến này khiến nhiều người đã “ồ” lên phản ứng, họ cho là không đủ thời gian. Trung tá Đức giải thích: Không phải là suốt một tiếng kè kè bên con mà sự quan tâm cần phải xuyên suốt trong ngày, như cùng con thức dậy, đưa con đến trường, cùng ngồi ăn uống, nói chuyện… Ấy là những lúc cha mẹ có thể trò chuyện, trao đổi và quan sát con mình. 

Buổi truyền thông giáo dục pháp luật hấp dẫn từ đầu đến cuối. Kết thúc chương trình, một số cha mẹ còn bám theo báo cáo viên để nhờ tư vấn thêm. 

Loạt chuyên đề “Phòng chống xâm hại, bạo lực đối với trẻ em” năm 2022 do Hội LHPN TP.HCM phối hợp với Hội Bảo vệ quyền trẻ em thành phố thực hiện sẽ đi qua nhiều xã phường, quận huyện. Riêng tại H.Bình Chánh, chương trình đã tổ chức ba buổi nói chuyện cho khoảng 300 trẻ em và phụ huynh các xã Hưng Long, Tân Quý Tây và Qui Đức. 

Phạm Phan 

 

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI