Bán mạng qua cầu Bến Gỗ

07/09/2014 - 09:19

PNO - PNO - Chiếc cầu tạm bợ chắp nối bằng tre, nửa chìm nửa nổi đang nắm giữ sinh mạng của gần 1.000 người dân hai bên sông Hà Thanh. Mỗi lần qua cầu là mỗi lần người qua lại phải nín thở.

edf40wrjww2tblPage:Content

Ban mang qua cau Ben Go

Cận cảnh mặt cầu Bến Gỗ

Ban mang qua cau Ben Go

Chiếc cầu chỉ được sử dụng vào mùa khô, nhưng chỉ cần nước dâng, cầu trở nên “nửa chìm nửa nổi”.

Cầu Bến Gỗ (tỉnh Bình Định), cây cầu tre tạm bợ bắc ngang qua sông Hà Thanh nối tổ 62, khu vực 7, phường Nhơn Bình (TP Quy Nhơn) và thôn Phổ Trạch, xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước) trở thành mối hiểm họa thường trực với những người qua lại.

Bắc ngang qua đoạn sông nguy hiểm, nhưng cầu Bến Gỗ được làm rất tạm bợ. Chiếc cầu có chiều dài khoảng 100m, rộng 1,5m, được bà Võ Thị Khoa ở xóm Vạn Trạch, thôn Phổ Trạch (Phước Thuận) đấu thầu làm bằng tre, nứa... Mỗi ngày, có khoảng vài trăm lượt người qua lại cầu Bến Gỗ, phí đóng cho chủ cầu là 2.000đ/lượt người.

Ban mang qua cau Ben Go

Được khuyến cáo không chạy xe qua cầu, nhưng người dân vẫn liều mình chạy xe.

Thử cảm giác chông chênh của cầu Bến Gỗ, tôi có ý định tự chạy xe trên chiếc cầu tre này. Thế nhưng khi đến nơi, chứng kiến cái cầu cong vòng, ọp ẹp với những thanh tre, nứa bắc tạm, hai bên không rào chắn, tôi mất hết can đảm. Đi bộ trên cầu, dưới chân là những thanh khô kêu răng rắc. Những thanh tre gãy mục được quấn bằng lốp xe, dây thép chằng chịt.

Theo UBND xã Phước Thuận, nếu cầu Bến Gỗ được xây kiên cố bằng dầm trụ, bê tông cốt thép mặt cầu chỉ đủ cho người đi bộ và xe máy qua lại, không tính đến ô tô thì kinh phí phải tốn đến khoảng 10 tỉ đồng. Đây là tuyến giao thông liên huyện nên cấp xã, phường không thể đảm đương.

Hiện tuyến quốc lộ 19 mới đi ngang qua địa phương có xây dựng cầu Hà Thanh 7 nằm cách cầu Bến Gỗ khoảng 600m. Nếu UBND tỉnh quan tâm, đề nghị chủ đầu tư làm 2 tuyến đường dẫn để người dân 2 bên bờ sông có điều kiện tham gia giao thông qua cầu Hà Thanh 7 thì người dân sẽ không mạo hiểm đi qua cầu Bến Gỗ nữa.

Chiếc cầu tạm chưa dám nói là cầu chết, nhưng mỗi năm lại cướp đi sinh mạng vài người, người may mắn thoát chết cũng kinh hồn bạt vía khi qua cầu.

Mới đây nhất, vào ngày 30/8, ông N.M.V. (thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) té xuống cầu tử vong. Hơn 10 giờ đồng hồ sau, người ta mới tìm thấy thi thể ông cách cầu gần 3km.

Bà Huỳnh Thị Thu Thủy (vợ ông V.), kể: “Anh đi làm thợ hồ ở Quy Nhơn, đi đường vòng xa hơn 7km, nên ngày nào anh cũng đi tắt qua cầu Bến Gỗ. Biết là nguy hiểm nhưng mà anh nhắm mắt làm liều mà đi. Chiều hôm bị nạn, anh nói mệt trong người bảo tôi ở nhà hái lá xông cho anh. Nào ngờ, tôi hái được nồi lá thì anh không về nữa. Vốn dĩ cầu nguy hiểm, không có gì che chắn, sẩy chân một chút rớt xuống sâu, đuối nước là chắc. Anh đi rồi, để lại 4 mẹ con tôi, ngày sau không biết xoay xở thế nào”.

Cầu Bến Gỗ chủ yếu hoạt động vào mùa khô, những tháng mùa mưa, chủ cầu phải tháo dỡ để tránh lũ. Chính quyền địa phương yêu cầu chủ cầu nhắc nhở người qua lại không được chạy xe máy nhưng thực tế, người dân vẫn vô tư chạy xe máy qua cầu.

Thu Dịu (Bình Định)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI