27 tháng Chạp, về giỗ mẹ Nguyễn Thị Rành

08/02/2021 - 12:24

PNO - Ngày 8/2, tức 27 tháng Chạp, ông Nguyễn Hồ Hải – Phó Bí thư Thành ủy dẫn đầu đoàn viếng Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thị Rành.

Cùng tham gia đoàn có ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TPHCM, bà Nguyễn Trần Phượng Trân, bà Trần Thị Phương Hoa - Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội LHPN TPHCM cùng các cán bộ Hội LHPN TP và huyện Củ Chi. Hôm nay cũng là giỗ lần thứ 43 của mẹ, nhà tưởng niệm của mẹ ở ấp Trại Đèn, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi rợp sắc cờ hoa.

Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy dâng hương tưởng niệm mẹ Rành nhân lễ giõ lần thứ 43 của mẹ
Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy dâng hương tưởng niệm mẹ Rành nhân giỗ lần thứ 43 của mẹ.
Tại lễ viếng, các đại biểu đã dành một phút mặc niệm, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự hy sinh, cống hiến của Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Rành cùng các con, cháu của Mẹ vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Tại buổi viếng, các đại biểu đã dành một phút mặc niệm, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự hy sinh, cống hiến của Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Rành cùng các con, cháu của mẹ.

Mẹ Nguyễn Thị Rành sinh năm 1900, quê ở ấp Trại Đèn, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi. Bà là Hội trưởng Hội mẹ chiến sĩ và chính trị viên xã đội Phước Hiệp trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Mẹ là biểu tượng của một bà mẹ miền Nam, với bao đau thương, mất mát nhưng vẫn kiên định con đường chiến đấu, kiên cường vượt lên những ngón đòn thù, sát vai cùng các nữ du kích đánh giặc, tràn ngập tình yêu thương con cháu.

Bà con ở xã Phước Hiệp trìu mến đặt cho mẹ rất nhiều tên: “Má Tám Rành”, “Bà mẹ Củ Chi”, “Má Tám Trầu”, “Bà mẹ đất thép”, “Bà má dũng sĩ”. Mẹ đã đồng hành với những trang lịch sử đất thép thành đồng Củ Chi. Năm 1945, mẹ là người đầu tiên gắn lá cờ đỏ búa liềm lên ngọn cây điệp, cùng nhân dân trong xã đứng lên giành chính quyền. 

Trong những năm chiến tranh, mẹ Rành là người chí cốt với cách mạng, mẹ bám trụ đến cùng “một tấc không đi, một ly không rời”, quyết không vào ấp chiến lược của địch mà ở lại xã Phước Hiệp, chịu đựng cảnh “bom bầy”, “pháo chụp”, tham gia cùng nhân dân Củ Chi đào hầm để chiến đấu, tự vệ và phục vụ kháng chiến, nuôi dưỡng các cán bộ chiến sĩ, du kích địa phương và chỉ vẽ cho con, cháu đánh giặc.

Chống Pháp rồi chống Mỹ, lần lượt các con mẹ ngã xuống: Nguyễn Văn Đúng (hy sinh năm 1949), Nguyễn Văn Sóc (hy sinh năm 1954), Nguyễn Văn Nâng (hy sinh năm 1963), Nguyễn Văn Huôi và Nguyễn Văn Sướng (hy sinh năm 1966), Nguyễn Văn Dé (hy sinh đầu năm 1967), Nguyễn Văn Hè (hy sinh năm 1968), Nguyễn Văn Luông (hy sinh năm 1972); cháu ngoại Huỳnh Văn Cường (hy sinh năm 1967), cháu nội Nguyễn Văn Rưng (hy sinh năm 1969). 

Bà Nguyễn Trần Phượng Trân nghiêng mình trước anh linh những người liệt sĩ anh hùng
Bên cạnh bàn thờ mẹ Rành là bài vị những Anh hùng, liệt sĩ là con cháu, ngươi thân của mẹ.
Bên cạnh bàn thờ mẹ Rành là bài vị những Anh hùng, liệt sĩ là con cháu, người thân của mẹ.

Một bà mẹ có 8 người con và 2 người cháu hy sinh - một nỗi mất mát quá lớn với một người mẹ. Thế nhưng, nỗi đau mất con cháu, người thân không làm mẹ ngã gục. Mẹ vận động bà con đấu tranh chống chính quyền Ngô Đình Diệm, đòi hiệp thương, đòi quyền dân sinh, dân chủ. Mẹ cất chòi ở sát bưng làm nơi đi lại liên lạc của anh em du kích, cán bộ; cũng là nơi gặp nhau của mẹ và các con sau những ngày xa cách. Mẹ đào hầm nuôi cán bộ tỉnh ủy, xã ủy và các đơn vị khác, lo canh gác, nhiều lần mưu trí cứu anh em thoát khỏi nanh vuốt kẻ thù… Cách mạng cần việc gì mẹ cũng ráng làm hết sức.

Ngày 6/1/1978, mẹ Nguyễn Thị Rành được tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày 26/1/1979 (tức ngày 27 tháng Chạp, âm lịch), mẹ Rành mất vì tuổi cao, sức yếu. Năm 1994, mẹ Rành được Chủ tịch nước và Quốc Hội truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

 Nhà tưởng niệm mẹ Rành từ nhiều năm qua đã thành nơi để những người con phương xa khắp mọi miền đất nước, một lần về Củ Chi ghé lại.
Nhà tưởng niệm mẹ Rành từ nhiều năm qua đã thành nơi để những người con phương xa khắp mọi miền đất nước, một lần về Củ Chi ghé lại.

Đây cũng là nơi, mỗi 27 tháng Chạp, cán bộ Hội phụ nữ các cấp khắp nơi lại rưng rưng về đứng trước bàn thờ tưởng niệm mẹ, lắng lòng trước mất mát, đau thương mà mẹ phải gánh chịu. 

Hạnh Chi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI