Vẻ đẹp cuốn hút của cây gạo có hàng chục tổ ong rừng được chủ bảo vệ suốt nhiều năm qua

25/02/2020 - 07:04

PNO - Từ chối hàng chục triệu đồng từ thương lái, người phụ nữ ở Nghệ An quyết giữ lại nguyên vẹn cây gạo bên hông nhà để làm nơi trú ngụ cho hàng chục tổ ong rừng bay về làm nơi trú ngụ mỗi năm.

 

Những ngày này, cây gạo từng thu hút sự quan tâm của nhiều người bởi có hàng chục tổ ong rừng trú ngụ của bà Nguyễn Thị Hoàn (trú tại xóm 4, xã Thành Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An) đã rực đỏ hoa khiến người đi đường không khỏi xuýt xoa khi có dịp chiêm ngưỡng.
Những ngày này, cây gạo của bà Nguyễn Thị Hoàn (trú tại xóm 4, xã Thành Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An) 
từng thu hút sự quan tâm của nhiều người bởi có hàng chục tổ ong rừng đến trú ngụ đã rực đỏ hoa khiến người đi đường không khỏi xuýt xoa khi có dịp chiêm ngưỡng. Ảnh: Rạng Đông
Theo bà Hoàn, cây gạo này được trồng từ năm 1979, đến nay cao chừng 40m. Nhờ được bảo vệ, mỗi năm số lượng đàn ong rừng kéo về cây gạo này làm tổ tăng thêm trên chục tổ.
Theo bà Hoàn, cây gạo này được trồng từ năm 1979, đến nay cao chừng 40m. Nhờ được bảo vệ, mỗi năm số lượng đàn ong rừng kéo về cây gạo này làm tổ tăng thêm trên chục tổ.
Ban đầu từ một tổ ong thì sau đó nhiều đàn ong tiếp tục kéo đến làm tổ. Có lúc đỉnh điểm có đến gần 60 tổ ong làm tổ trên các cành cây. Không ít lần thương lái tìm về tận nhà bà Hoàn trả giá hàng chục triệu đồng để được phép thu hoạch mật song nữ gia chủ này lắc đầu từ chối, quyết bảo vệ từng đàn ong một.
Ban đầu chỉ từ một tổ nhưng sau đó nhiều đàn ong tiếp tục kéo đến. Lúc đỉnh điểm có đến gần 60 tổ trên các cành cây. Không ít lần thương lái tìm về tận nhà bà Hoàn trả giá hàng chục triệu đồng để được phép thu hoạch mật song bà lắc đầu từ chối, quyết bảo vệ từng đàn ong một.
Thông thường, từ khoảng tháng 4 - 5, các đàn ong lại kéo nhau về cây hoa gạo của gia đình bà để làm tổ. Bởi đây là thời tiết thuận lợi, hoa gạo nở. Đến tháng 10 hàng năm, các đàn ong trên cây lại bay đi tránh rét.
Thông thường, từ khoảng tháng 4 - 5, các đàn ong lại kéo nhau về cây hoa gạo của gia đình bà để làm tổ. Bởi lúc này thời tiết thuận lợi, hoa gạo nở. Đến tháng 10 hàng năm, các đàn ong trên cây lại bay đi tránh rét.
Nhiều người đi đường dừng chân chụp ảnh lưu niệm khi đi qua cây gạo đặc biệt này.
Nhiều người đi đường dừng chân chụp ảnh lưu niệm khi đi qua cây gạo đặc biệt này.
Năm nay những đàn ong kéo về làm tổ sớm, đúng thời điểm hoa gạo nở rộ khiến cây gạo vốn đã nổi tiếng này càng thu hút thêm sự hiếu kỳ của nhiều người. “Hiện đã có 30 đàn ong kéo về. Chắc chắn ong sẽ còn tiếp tục bay về nhiều hơn trong thời gian tới”, một người dân địa phương cho hay.
Năm nay, những đàn ong kéo về làm tổ sớm, đúng thời điểm hoa gạo nở rộ khiến cây gạo vốn đã nổi tiếng này càng thu hút thêm sự hiếu kỳ của nhiều người. “Hiện đã có 30 đàn ong kéo về. Chắc chắn ong sẽ còn tiếp tục bay về nhiều hơn trong thời gian tới”, một người dân địa phương cho hay.
Các tổ ong nằm san sát nhau trên các cành cây gạo, tổ lớn nhất có chiều dài tới 1,5m, rộng gần 1m; tổ nhỏ nhất dài gần 0,5m, rộng 0,3m.
Các tổ ong nằm san sát nhau trên cây gạo, tổ lớn nhất có chiều dài tới 1,5m, rộng gần 1m; tổ nhỏ nhất dài gần 0,5m, rộng 0,3m.
Một số người dân địa phương cho hay, đây là một hiện tượng khá lạ bởi một cây gạo khác cao và có tuổi đời tương tự nằm cách cây gạo của bà Hoàn chừng 10m song lại không có đàn ong nào làm tổ.
Theo người dân địa phương, đây là hiện tượng khá lạ bởi một cây gạo khác cao và có tuổi đời tương tự nằm cách cây gạo của bà Hoàn chừng 10m song lại không có đàn ong nào làm tổ.
Clip về cây gạo đặc biệt.

 

Ông Lô Ánh Hồng - Chủ tịch UBND xã Thành Sơn - cho biết, chính quyền xã này cũng thường xuyên tuyên truyền người dân cùng gia đình bà Hoàn không săn bắt, chọc phá những tổ ong để bảo tồn thiên nhiên.
Ông Lô Ánh Hồng, chủ tịch UBND xã Thành Sơn - cho biết, chính quyền xã cũng thường xuyên tuyên truyền người dân cùng gia đình bà Hoàn không săn bắt, chọc phá những tổ ong để bảo tồn thiên nhiên.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI