Tổ tư vấn cộng đồng: Địa chỉ tin cậy của chị em

03/12/2015 - 14:51

PNO - Không chỉ giúp gỡ rối tơ lòng, hòa giải mâu thuẫn, các tổ tư vấn cộng đồng tại Chi hội PN khu phố còn là kho kiến thức chăm sóc sức khỏe.

Hàn gắn nghĩa tình

Bị chồng đánh, đuổi ra khỏi nhà, chị H. (SN 1973) chới với, không biết bám víu vào đâu. Chồng làm công nhân, H. ở nhà nội trợ. Chị không thể ngờ người chồng bao năm đầu gối tay ấp với mình lại có quan hệ ngoài luồng rồi về hắt hủi vợ, con.

Ôm theo hai đứa con (một trai, một gái), không nghề nghiệp, không tiền bạc, nhà cửa cũng không, H. tìm đến luật sư (LS) Đặng Thị Duyên (Đoàn Luật sư TP.HCM, tổ trưởng tổ tư vấn cộng đồng (TVCĐ) KP.6, P.Phước Long A, Q.9, TP.HCM) nhờ tư vấn trước khi ly hôn.

Vợ chồng H. sống bên nội. Ngày xưa, căn nhà cũ kỹ, dột nát. Khi cha chị được bồi thường tiền giải tỏa, đem chia cho các con thì H. có hơn 300 triệu đồng. Số tiền này chị giao hết cho mẹ chồng sửa nhà. Đến lúc cơm không lành, canh không ngọt, người chồng đuổi H. đi và tuyên bố chị không có chứng cứ chứng minh đã đưa tiền.

Qua trao đổi, LS Duyên khuyên chị H. nên chủ động trò chuyện, nhờ sự giúp đỡ của mẹ chồng. Ý kiến của bà trước tòa chính là cơ may duy nhất cho H. Ngoài ra, tổ(TVCĐ) KP.6 cũng kết nối với Hội phụ nữ (PN) địa phương để kịp thời ghi nhận những lần H. bị chồng bạo hành.

To tu van cong dong: Dia chi tin cay cua chi em
Tổ TVCĐ KP.6, P.Phước Long A, Q.9 tư vấn pháp lý cho hội viên

Khi H. ra tòa ly hôn, mẹ chồng đã làm chứng về những đóng góp của chị cho gia đình chồng. Kết thúc phiên xử, H. được chia nửa căn nhà. Chị cũng đi làm công nhân để nuôi con chứ không cần cấp dưỡng. Đặc biệt, dù đã ly hôn nhưng tình cảm của H. với mẹ và chị em chồng vẫn rất khắng khít.

Chị B. (SN 1982) một hai đòi ly hôn. Khi tiếp xúc, tổ TVCĐ KP.6 gợi chuyện, chị mới kể ngọn ngành. Từ Vĩnh Long, B. lên Q.9, TP.HCM thuê nhà trọ, sống bằng nghề gia công quần, áo. Chồng B. đi bán sim điện thoại dạo, tiền lời tầm ba triệu đồng/tháng. Mẹ mất sớm nên thỉ thoảng anh hay gửi tiền về phụ giúp cha già. B. ấm ức vì nghĩ chồng bên trọng bên khinh, không lo gì cho nhà vợ.

LS Duyên phân tích, chồng B. không rượu chè, cờ bạc, không quan hệ ngoài luồng cũng không đánh, đập vợ con. Điều quan trọng hơn, chồng B. vẫn lo chu toàn tiền trọ, phụ vợ chăm sóc con chứ chưa bao giờ bỏ bê tổ ấm nhỏ của mình. Đó là người chồng đáng được trân trọng. Sau nhiều lần chuyện trò, cuối cùng chị B. cũng hiểu ra và bỏ luôn ý định ly hôn. Hiện, vợ chồng chị sống với nhau rất hòa thuận.

Tổ TVCĐ KP.6, P.Phước Long A, Q.9 có năm thành viên. Mấy năm nay, tổ đã tư vấn cho 48 chị về các vấn đề liên quan đến bạo hành gia đình, phân chia tài sản khi ly hôn, quyền nuôi con, tranh chấp đất đai… Tổ chủ động kết nối với hội viên (HV), PN thông qua các buổi sinh hoạt Hội.

Bất kể sớm tối, khi chị em cần, thành viên của tổ đều có mặt. LS Đặng Thị Duyên bộc bạch: “Trước khi tham gia tổ TVCĐ tại Chi hội KP.6, tôi đã nhận tư vấn pháp lý miễn phí và thấy rằng nhiều chị em hầu như không đọc báo, nghe đài, không biết quyền lợi của mình theo luật. Phải đến khi quá ấm ức, quá mất mát, các chị mới kêu cứu. Tôi khuyên chị em nên tìm đến Hội PN địa phương để sinh hoạt và được giúp đỡ, được bảo vệ khi có chuyện không hay xảy ra”. KHO

Kiến thức

Một buổi chiều cuối tháng Mười, chúng tôi ghé khu chung cư cũ trên đường Trần Hưng Đạo (P.7, Q.5, TP.HCM). Ngồi trong nhà, dì Trần Thị Hiền (SN 1945, tổ trưởng tổ TVCĐ KP.3, P.7, Q.5, TP.HCM) chăm chú đọc xấp tài liệu “Made in Hội”.

Đó là những thông tin về kiến thức chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ có con dưới 16 tuổi, các bệnh phụ khoa thường gặp, phòng chống HIV/AIDS, phòng bệnh sốt xuất huyết, tay-chânmiệng ở trẻ…

Dì Hiền cho biết, KP.3 có 11 tổ dân phố, hơn 10 năm nay, luôn đạt danh hiệu khu phố văn hóa. Người dân ở đây sống với nhau nghĩa tình, hiếm khi xảy ra xích mích. Do vậy, ngay khi mới thành lập vào tháng 10/2012, tổ TVCĐ KP.3 đã chủ trương hỗ trợ thông tin, bồi dưỡng kiến thức sức khỏe cho HV, PN là chính.

To tu van cong dong: Dia chi tin cay cua chi em

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI