Theo chân Hội Phụ nữ đi “giám sát” bà bầu ở vùng cao Nghệ An

25/11/2023 - 20:09

PNO - Ngoài tuyên truyền, những năm qua Hội LHPN xã Hữu Kiệm còn phối hợp cùng lực lượng công an xã “nằm vùng” giám sát các bà bầu trên địa bàn nhằm ngăn chặn tình trạng vượt biên sang Trung Quốc bán bào thai.

Xã Hữu Kiệm (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) từng được xem là điểm nóng của mua bán người, đặc biệt là vấn nạn vượt biên ra nước ngoài chờ sinh con rồi bán. Bà Mùa Y Xài - Chủ tịch Hội LHPN xã Hữu Kiệm - cho biết, phần vì nhận thức của người dân còn thấp, phần vì đời sống còn quá khó khăn nên nhiều phụ nữ người Khơ Mú nơi đây trở thành mục tiêu của kẻ buôn người.
Xã Hữu Kiệm (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) từng được xem là điểm nóng của mua bán người, đặc biệt là vấn nạn vượt biên ra nước ngoài chờ sinh con rồi bán. Bà Mùa Y Xài - Chủ tịch Hội LHPN xã Hữu Kiệm - cho biết, vì nhận thức của người dân còn thấp, đời sống còn quá khó khăn nên nhiều phụ nữ người Khơ Mú nơi đây trở thành mục tiêu của những kẻ buôn người.
Để ngăn chặn vấn nạn này, năm 2022, xã Hữu Kiệm xây dựng mô hình điểm về phòng, chống buôn bán người bao gồm lãnh đạo xã, công an, hội phụ nữ xã và các trưởng bản. Tổ công tác đặc biệt này vẫn thường được gọi là “tổ canh bào thai”. Mỗi tuần 2 lần, tổ công tác luôn đến nhà thai phụ nắm tình hình, hỏi thăm sức khỏe.
Để ngăn chặn vấn nạn này, năm 2022, xã Hữu Kiệm xây dựng mô hình điểm về phòng, chống buôn bán người bao gồm lãnh đạo xã, công an, hội phụ nữ xã và các trưởng bản. Tổ công tác đặc biệt này thường được gọi là “tổ canh bào thai”. Mỗi tuần 2 lần, tổ đến nhà các thai phụ để nắm tình hình, hỏi thăm sức khỏe.
Chị Lô Thị Là - Phó Hội LHPN xã Hữu Kiệm cho biết, phụ nữ mang thai trên địa bàn liên tục được cập nhật vào danh sách theo dõi của hội. Khi xác minh đúng một người mang thai, chị Là sẽ ghi cụ thể tên tuổi, số tháng thai kỳ, khi nào họ mẹ tròn con vuông thì đánh dấu đưa ra khỏi danh sách giám sát.
Chị Lô Thị Là - Phó chủ tịch Hội LHPN xã Hữu Kiệm - cho biết, phụ nữ mang thai trên địa bàn được cập nhật vào danh sách theo dõi của hội. Khi xác minh đúng một người mang thai, chị Là sẽ ghi cụ thể tên tuổi, số tháng thai kỳ, khi nào họ mẹ tròn con vuông thì đánh dấu đưa ra khỏi danh sách giám sát.
Theo chị Là, chị em Hội LHPN xã Hữu Kiệm thường tranh thủ thời gian đến nhà bà bầu nói chuyện, đặc biệt là tại các bản Đỉnh Sơn 1, Đỉnh Sơn 2 và Huồi Thợ - nơi có 100% người Khơ Mú sinh sống - nhằm tuyên truyền, nắm bắt thêm nguyện vọng để kịp thời ngăn chặn họ “nối gót” đi bán bào thai mỗi tuần.
Theo chị Là, mỗi tuần, Hội LHPN xã Hữu Kiệm thường tranh thủ thời gian đến nhà các bà bầu nói chuyện, đặc biệt là tại các bản Đỉnh Sơn 1, Đỉnh Sơn 2 và Huồi Thợ - nơi có 100% người Khơ Mú sinh sống - nhằm tuyên truyền, nắm bắt thêm nguyện vọng để kịp thời ngăn chặn họ “nối gót” đi bán bào thai.
“Khi phát hiện những người lạ vào địa bàn, chúng tôi cũng sẽ phối hợp với công an để làm rõ mục đích của họ đến làm gì. Tránh trường hợp kẻ xấu vào lừa, dụ dỗ phụ nữ đi bán bào thai” - bà Mùa Y Xài nói và cho hay, các đối tượng buôn người thường đánh vào tâm lý, kinh tế gia đình. Khi tiếp cận phụ nữ mang thai, chúng thường bảo rằng bán con sẽ có một khoản tiền lớn để trang trải. Rồi có thêm tiền để nuôi những đứa con còn lại tốt hơn. Vì thế nên nhiều người mới không suy nghĩ gì mà đồng ý đi bán con.
“Khi phát hiện những người lạ vào địa bàn, chúng tôi cũng sẽ phối hợp với công an để làm rõ mục đích của họ, tránh trường hợp kẻ xấu vào lừa đảo, dụ dỗ phụ nữ đi bán bào thai” - bà Mùa Y Xài nói và cho hay, các đối tượng buôn người thường đánh vào tâm lý, kinh tế gia đình. Khi tiếp cận phụ nữ mang thai, chúng thường bảo rằng bán con sẽ có một khoản tiền lớn để trang trải. Rồi có thêm tiền để nuôi những đứa con còn lại tốt hơn. Vì thế nên nhiều người mới không suy nghĩ gì mà đồng ý đi bán con.
Trò chuyện cùng tổ công tác, chị Lữ Thị Mùi (24 tuổi, trú bản Đỉnh Sơn 2, xã Hữu Kiệm) nói rằng, lúc đầu cán bộ thường xuyên đến nhà hỏi chuyện cũng thấy “hơi khó chịu”. Song giờ đã quen, lại được cán bộ tư vấn nhiều về kiến thức sinh sản, nuôi con nên thỉnh thoảng Mùi còn gọi điện thoại nhờ tư vấn thêm. “Mình mang thai cực khổ 9 tháng rồi, giờ phải sinh con thôi sao bán đi được” - Mùi nói.
Trò chuyện cùng tổ công tác, chị Lữ Thị Mùi (24 tuổi, trú bản Đỉnh Sơn 2, xã Hữu Kiệm) nói rằng, lúc đầu thấy cán bộ thường xuyên đến nhà hỏi chuyện cũng “hơi khó chịu”. Song giờ đã quen, lại được cán bộ tư vấn nhiều về kiến thức sinh sản, nuôi con nên thỉnh thoảng Mùi còn gọi điện thoại nhờ tư vấn thêm. “Mình mang thai cực khổ 9 tháng rồi, giờ phải sinh con thôi, sao bán đi được” - Mùi nói.
Ngoài tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, chị Là còn tranh thủ hướng dẫn các bà bầu làm các đồ thủ công bằng tre nứa bán, kiếm thêm nguồn thu nhập cho gia đình trong thời gian ở nhà sinh con.
Ngoài tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, chị Là còn tranh thủ hướng dẫn các bà bầu làm các đồ thủ công bằng tre nứa để bán kiếm thêm thu nhập cho gia đình trong thời gian ở nhà sinh con.
Đại úy Trần Danh Hòa - Trưởng công an xã Hữu Kiệm - cho biết, thỉnh thoảng tổ công tác cũng phải “dọa, làm nghiêm một tý thì họ mới lắng nghe”. Từ đầu năm 2022 đến nay, tổ công tác đã ngăn 4 phụ nữ có dấu hiệu vượt biên bán bào thai. “Người dân tộc Khơ Mú còn khó khăn, tình cảm máu mủ của họ cũng không như những dân tộc khác nên thường bị kẻ xấu lợi dụng. Đến nay, cơ bản nhận thức của người dân đã có thay đổi” - đại úy Hòa nói.
Đại úy Trần Danh Hòa - Trưởng công an xã Hữu Kiệm - cho biết, thỉnh thoảng tổ công tác cũng phải “dọa, làm nghiêm một tý thì họ mới lắng nghe”. Từ đầu năm 2022 đến nay, tổ công tác đã ngăn 4 phụ nữ có dấu hiệu vượt biên bán bào thai. “Người dân tộc Khơ Mú còn khó khăn, tình cảm máu mủ của họ cũng không như những dân tộc khác nên thường bị kẻ xấu lợi dụng. Đến nay, cơ bản nhận thức của người dân đã có thay đổi” - đại úy Hòa nói.
Bà Vũ Thị Huyền - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Sơn - cho biết, công tác phòng chống mua bán người luôn được các chi hội phụ nữ ở các xã quan tâm, tuyên truyền dưới nhiều hình thức. “Phụ nữ ở một số xã từng là điểm nóng của nạn mua bán người cũng đã thành lập CLB và hoạt động rất hiệu quả. Giờ cũng không thể khẳng định không còn tình trạng mua bán người, nhưng đúng là đã trầm lại, gần đây không ghi nhận trường hợp mới nào” - bà Huyền nói.
Bà Vũ Thị Huyền - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Sơn - cho biết, công tác phòng chống mua bán người luôn được các chi hội phụ nữ ở các xã quan tâm, tuyên truyền dưới nhiều hình thức. “Phụ nữ ở một số xã từng là điểm nóng của nạn mua bán người cũng đã thành lập CLB và hoạt động rất hiệu quả. Giờ cũng không thể khẳng định không còn tình trạng mua bán người, nhưng đúng là đã trầm lại, gần đây không ghi nhận trường hợp mới nào” - bà Huyền nói.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI