Mùa hè kinh hoàng

02/07/2015 - 11:11

PNO - PN - Mùa hè lẽ ra là mùa chơi đùa vô tư của tuổi thơ, nhưng đối với hàng triệu nữ sinh ở Ai Cập, mùa hè cũng là mùa của nỗi ám ảnh kinh hoàng: mùa người ta tiến hành tập tục cắt bộ phận nhạy cảm ở cơ quan sinh dục nữ, còn...

edf40wrjww2tblPage:Content

Mona Mohamed mới 10 tuổi khi trải qua hủ tục FGM vào một ngày hè nóng nực, ngay tại làng của cô bé ở vùng Thượng Ai Cập. “Tôi rất sợ, họ trói tôi lại, mẹ tôi giữ một tay, bà ngoại giữ tay kia”, Mona kể.

Khi Mona quẫy đạp dữ dội, người thân liền đè chặt cô bé xuống sàn nhà, một bác sĩ tiêm thuốc mê cho Mona. Mona được đưa cho một miếng kẹo cao su để nhai, và không còn hay biết gì nữa. Khi tỉnh dậy, cô bé mới nhận ra mình đã bị cắt bì. Câu chuyện của Mona không hiếm ở Ai Cập, nơi cắt bì đã trở thành một nghi thức đối với các bé gái từ thời Ai Cập cổ đại.

Mua he kinh hoang

Trẻ em ở Assiut đến trường ẢNH: CNN/UNFPA

Hầu hết bé gái được thực hiện FGM trong độ tuổi từ 9-12, và hoạt động này thường diễn ra trong thời gian nghỉ hè để các em có thể hồi phục tại nhà.

So với các chị, Mona rất may mắn vì được một bác sĩ thực hiện FGM. Các chị gái của Mona bị một bà mụ dùng lưỡi lam cắt bì, sau đó rắc bụi đất vào để cầm máu vết thương. Mona, nay là một phụ nữ 47 tuổi, nhớ lại cô đã hỏi mẹ mình về tầm quan trọng của tập tục này. Mẹ cô đáp: “Thường thì các bé gái ở tuổi của con dễ bị “kích thích”, việc này nhằm loại bỏ cảm giác đó”.

Tháng 11/2014, Raslan Fadl, bác sĩ đầu tiên ở Ai Cập bị đưa ra xét xử vì thực hiện tục FGM, gây nên cái chết thương tâm của bé gái 13 tuổi Sohair el-Batea. Rasha Mohammed, bạn của Sohair, nhớ lại, bạn mình đã tỏ ra rất sợ hãi trước khi bị phẫu thuật, dường như linh cảm thấy cái chết, dù 11 bé gái khác làm phẫu thuật FGM cùng ngày không ai gặp nguy hiểm. Cha của Sohair cũng bị kết tội trong vụ này. Những người ủng hộ nữ quyền nói, vụ án Sohair có thể tạo tiền lệ quan trọng để ngăn chặn các bác sĩ và gia đình thực hành hủ tục này trong tương lai.

Tháng Giêng năm nay, thêm một bác sĩ bị kết án liên quan đến việc thực hiện FGM cho một bé gái, khẳng định tính hiệu lực của lệnh cấm FGM năm 2008. Bản án là chiến thắng đối với chiến dịch chống FGM, nhưng theo ông Vivian Fouad, quan chức Hội đồng Dân số quốc gia (NPC), người đứng đầu chương trình bài trừ FGM của chính phủ, nhiều bác sĩ vẫn sẵn sàng phạm tội để nhận tiền từ gia đình các bé gái.

Mua he kinh hoang

Sohair el-Batea, bé gái đã qua đời sau khi bị bác sĩ Raslan Fadl phẫu thuật cắt bì năm 2013 tại Ai Cập - ẢNH: AP

Cuộc chiến vẫn chưa phân thắng bại, khi có đến sáu trên mười phụ nữ ở Ai Cập cho rằng nên tiếp tục tiến hành FGM, theo khảo sát gần đây nhất của chính phủ. “Đó là truyền thống, không thể thoát được”, Sarah Abulaziz Mohamed, một phụ nữ ở làng Mansour cắt bì khi 12 tuổi nói. Sarah giờ đã là một bà mẹ 40 tuổi, có hai con gái. Cô nói FGM để lại cho cô chấn thương tâm lý suốt đời, nhưng ít nhất nó cũng dạy cho cô bài học đáng giá. “Tôi chắc chắn không bao giờ làm điều này với con gái của mình”, cô nói.

FGM được xem là bất hợp pháp ở Ai Cập từ năm 2008, nhưng thực tế hủ tục này vẫn tồn tại. Nhiều người còn coi FGM là cách “làm trong sạch” một cô gái, chuẩn bị cho cô ta bước vào hôn nhân. Bà Jaime Nadal-Roig, đại diện Quỹ Dân số LHQ (UNPF) tại Cairo, nói: “FGM vi phạm nhân quyền trắng trợn”. Bà khẳng định, FGM không mang lại bất cứ điều gì cho cuộc sống của bé gái, cũng không có bất kỳ ý nghĩa nào về y tế, tôn giáo.

Mua he kinh hoang

Hầu hết các bé gái Ai Cập đều bị cắt bì trong độ tuổi từ 9-12 - Ảnh: CNN/UNFPA

Theo Liên Hiệp Quốc, trong số hơn 125 triệu trẻ em gái và phụ nữ trải qua tập tục FGM nay còn đang sống, có đến một phần tư là người Ai Cập, nhiều hơn bất kỳ nước nào trên thế giới.

Ông Vivian Fouad cho rằng, trận chiến chống hủ tục cắt bì là cuộc đấu tranh của tầng lớp trung lưu: “Nếu bác sĩ, thẩm phán, công tố viên và giáo viên ủng hộ FGM, làm sao chúng ta có thể thuyết phục được phụ nữ nghèo tránh điều này?”. Tuần trước, Ai Cập công bố kế hoạch giảm FGM 10-15% trong 5 năm tiếp theo. “Đó là kế hoạch đầy tham vọng, nhưng tôi nghĩ bầu không khí chính trị hiện nay đang hỗ trợ chúng ta. Nhiều năm qua chúng ta phòng ngự, nay phải chuyển sang tấn công”, ông Fouad nói.

THANH HIỀN (Theo CNN, AP, WHO, UNFPA)

FGM là gì?

Cắt âm vật (FGM) được WHO, UNICEF và UNFPA định nghĩa năm 1997 là “sự loại bỏ một phần hoặc toàn bộ cơ quan sinh dục ngoài của phụ nữ hoặc gây thương tổn khác đến cơ quan sinh dục nữ không vì lý do y tế”. Hủ tục này không có lợi cho sức khỏe các bé gái và phụ nữ, có thể gây chảy máu nghiêm trọng và các vấn đề tiểu tiện, u nang, nhiễm trùng, vô sinh cũng như biến chứng khi sinh, tăng nguy cơ tử vong của trẻ sơ sinh.

Hơn 125 triệu (có tài liệu là gần 140 triệu) trẻ em gái và phụ nữ sống tại 29 quốc gia, chủ yếu ở Đông và Tây Phi, Trung Đông, Ai Cập và một số địa phương của Iraq, Yemen đã trải qua hủ tục FGM. Tập tục này được cả người Hồi giáo và Kitô giáo thực hiện.

Nguồn gốc của FGM đến nay chưa rõ. Nó xuất hiện trong một số xác ướp Ai Cập. Theo các nhà sử học, trong thế kỷ thứ năm trước Công nguyên, người Phoenicia, người Hê-tít và Ethiopia đã thực hành cắt bao quy đầu. Sau đó tập tục này được thực hiện ở châu Phi, Philippines, vùng Amazon, Australia, do người La Mã và Ả Rập du nhập vào. Thập niên 1950, FGM được thực hiện ở Tây Âu và Hoa Kỳ để điều trị các bệnh nhận thức bao gồm kích động, động kinh, rối loạn tâm thần, thủ dâm, hay động đực và u uất.

(Nguồn: WHO, UNICEF, UNFPA)

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtulieuvi /strCate=tulieu

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioilakyvi /strCate=thegioilaky
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioivi /strCate=thegioi