Săn hàng độc lạ ở chợ trời Tokyo

23/07/2025 - 07:09

PNO - Đến các khu chợ trời ở Tokyo, du khách sẽ tìm được những vật dụng độc đáo, lạ mắt cùng nhiều mẫu quần áo secondhand cao cấp. Hãy tham khảo những khu chợ trời tốt ở thủ đô của Nhật Bản mà trang du lịch T+L giới thiệu.

Chợ Tokyo Romantic. Khu chợ có từ 80 đến 100 gian hàng thời trang, đồ cổ, tranh vẽ, đồ thủ công mỹ nghệ. Tuy chợ không lớn nhưng tập trung các thương hiệu thiết kế nhỏ và nghệ sĩ độc lập. Ở đây có xe bán đồ ăn nhẹ dành cho khách tham quan. Chợ bán từ 10g đến 16g ngày Chủ Nhật, thứ Hai và thứ Tư hàng tháng trong khu vườn tòa nhà Shibuya Garden Plaza - Ảnh: shibuja.moninoichi
Chợ Tokyo Romantic có từ 80 - 100 gian hàng thời trang, đồ cổ, tranh vẽ, đồ thủ công mỹ nghệ... Chợ không lớn nhưng tập trung các thương hiệu thiết kế nhỏ và nghệ sĩ độc lập. Ở đây có xe bán đồ ăn nhẹ dành cho khách tham quan. Chợ bán từ 10g - 16g ngày Chủ nhật, thứ Hai và thứ Tư hàng tháng trong khu vườn tòa nhà Shibuya Garden Plaza - Ảnh: shibuja.moninoichi
Chợ đồ cổ Oedo. Đây là nơi tuyệt vời dành cho khách thích sưu tầm đồ cổ, hàng dệt may truyền thống và đồ gốm tinh xảo. Giá bán cố định và người bán sẵn sàng cung cấp thông tin chi tiết về nguồn gốc sản phẩm. Chợ tổ chức ở tầng 1 của tòa nhà Tokyo International Forum từ 9g đến 16g ngày Chủ Nhật đầu tiên và thứ Ba hàng tháng - Ảnh: Guilhem Vellut
Chợ đồ cổ Oedo là nơi tuyệt vời dành cho khách thích sưu tầm đồ cổ, hàng dệt may truyền thống và đồ gốm tinh xảo. Giá bán cố định và người bán sẵn sàng cung cấp thông tin chi tiết về nguồn gốc sản phẩm. Chợ tổ chức ở tầng 1 của tòa nhà Tokyo International Forum từ 9g - 16g ngày Chủ nhật đầu tiên và Chủ nhật thứ ba trong tháng - Ảnh: Guilhem Vellut
Chợ trời Mottainai. Chợ chuyên bán hàng tái sử dụng. Hầu hết sản phẩm đều có giá mềm và còn tốt. Ở đây có: đĩa CD, tạp chí, sách, đồ chơi, mô hình anime, quần áo, đồ dùng nhà bếp , đồ gốm… Khách tham quan cũng có thể quyên góp quần áo và vật dụng đã qua sử dụng tại góc thu gom trong chợ. Ban tổ chức sẽ bán các mặt hàng này tại phiên chợ tiếp theo. Chợ họp  từ 10g  đến 16g ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng ở công viên Nakano Central hoặc địa điểm khác - Ảnh: Keiichi Yasu
Chợ Mottainai chuyên bán hàng tái sử dụng. Hầu hết sản phẩm đều có giá mềm và còn tốt. Ở đây có đĩa CD, tạp chí, sách, đồ chơi, mô hình anime, quần áo, đồ dùng nhà bếp, đồ gốm… Khách tham quan cũng có thể quyên góp quần áo và vật dụng đã qua sử dụng tại góc thu gom trong chợ. Ban tổ chức sẽ bán các mặt hàng này tại phiên chợ tiếp theo. Chợ họp từ 10g - 16g ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng ở công viên Nakano Central hoặc địa điểm khác - Ảnh: Keiichi Yasu
Chợ trời Yurakucho. Chợ này khá nhỏ với khoảng 50 đến 80 gian hàng. Du khách dễ dàng tìm thấy: đồ gốm, tranh vẽ, bưu thiếp, trang sức, quần áo và giày dép. Người bán hàng sẵn sàng cho trả giá và trả lời về nguồn gốc sản phẩm. Chợ họp bên ngoài tòa nhà Tokyo International Forum từ 10g - 16g ngày Chủ Nhật, thứ 2 hoặc thứ 4 hàng tháng - Ảnh: Cyed
Chợ Yurakucho khá nhỏ với khoảng 50 - 80 gian hàng. Ở đây, du khách dễ dàng tìm thấy đồ gốm, tranh vẽ, bưu thiếp, trang sức, quần áo và giày dép. Bạn có thể trả giá và hỏi người bán về nguồn gốc sản phẩm. Chợ họp bên ngoài tòa nhà Tokyo International Forum từ 10g - 16g ngày Chủ nhật, thứ Hai hoặc thứ Tư hàng tháng - Ảnh: Cyed
Chợ trời Setagaya Boroichi. Trong năm chợ chỉ họp 2 lần, từ 9g - 20g ngày 15-16/1 và ngày 15-16/12. Đi dọc theo phố Boroichi-dori, khu Setagaya, bạn sẽ thấy hơn 700 gian hàng bán đồ về tôn giáo, thủ công mỹ nghệ, trang sức thủ công, đồ cổ, quần áo…. Hàng ngàn du khách đã đến đây mỗi năm để mua các mặt hàng cổ của Nhật với giá phải chăng - Ảnh: Omukosan Shibou
Chợ Setagaya Boroichi chỉ họp 2 lần trong năm, ngày 15 - 16/1 và ngày 15 - 16/12 từ 9g - 20g. Đi dọc theo phố Boroichi-dori, khu Setagaya, bạn sẽ thấy hơn 700 gian hàng bán các vật phẩm tôn giáo, thủ công mỹ nghệ, trang sức thủ công, đồ cổ, quần áo... Mỗi năm có hàng ngàn du khách đến đây để mua đồ cổ của Nhật với giá phải chăng - Ảnh: Omukosan Shibou
Chợ trời công viên Yoyogi. Chợ không có lịch họp cố định hàng tháng và thường họp vào cuối tuần khi thời tiết tốt. Ở đây có từ 200 đến 300 gian hàng bán: đồ cổ kích thước nhỏ, đĩa than, đồ trang sức,  đồ thủ công truyền thống… Chợ họp từ 9g - 15g ở công viên Yoyogi - Ảnh: Guilhem Vellut
Chợ trời công viên Yoyogi không có lịch họp cố định hàng tháng và thường họp vào cuối tuần khi thời tiết tốt. Ở đây có từ 200 - 300 gian hàng bán đồ cổ kích thước nhỏ, đĩa than, đồ trang sức, đồ thủ công truyền thống… Chợ họp từ 9g - 15g ở công viên Yoyogi - Ảnh: Guilhem Vellut
Thời điểm tốt nhất để ghé các chợ trời ở Tokyo là vào sáng cuối tuần. Du khách nhớ xem thời tiết trước khi đến. Nếu trời đẹp thì đến trước 9 giờ sáng để tránh đông đúc và săn được vài món đồ cổ quý hiếm - Ảnh: Keiichi Yasu
Thời điểm tốt nhất để ghé các chợ trời ở Tokyo là vào sáng cuối tuần. Du khách nhớ xem thời tiết trước khi đến. Nếu trời đẹp thì đến trước 9g sáng để tránh đông đúc và săn được vài món đồ cổ quý hiếm - Ảnh: Keiichi Yasu
Du khách nên vào trang web của các chợ để biết lịch họp chợ và địa điểm tổ chức. Chợ sẽ hủy khi trời mưa, do đó, nên xem thời tiết trước khi đi. Khi đi chợ nên mang túi đựng vì người bán không cho túi. Ngoài ra, nên xem kỹ các mặt hàng trước khi mua, nhất là hàng cổ. Hầu hết sản phẩm đều để giá bán, chỉ có một vài người bán chịu trả giá. Bạn nên mặc quần áo, giày dép thoải mái và đừng quên mang theo tiền mặt vì chợ không chấp nhận thanh toán điện tử. Người bán không cho chụp ảnh các món đồ cổ nên hãy xin phép trước khi chụp. Để có trải nghiệm mua sắm thú vị, nên học một vài cụm từ tiếng Nhật như: giá bao nhiêu, có thể giảm giá một chút không - Ảnh: Akasaka.moninoichi2014
Du khách nên vào trang web của các chợ để biết lịch họp chợ và địa điểm tổ chức. Chợ sẽ hủy khi trời mưa, do đó, nên xem thời tiết trước khi đi. Khi đi chợ nên mang túi đựng vì người bán không cho túi. Ngoài ra, nên xem kỹ các mặt hàng trước khi mua, nhất là hàng cổ. Hầu hết sản phẩm đều để giá bán, chỉ có một vài người bán chấp nhận trả giá. Bạn nên mặc quần áo, mang giày dép thoải mái và đừng quên đem theo tiền mặt vì chợ không chấp nhận thanh toán điện tử. Người bán không cho chụp ảnh các món đồ cổ nên hãy xin phép trước khi chụp. Để có trải nghiệm mua sắm thú vị, nên học vài cụm từ tiếng Nhật như: giá bao nhiêu, có thể giảm giá một chút không. Các mặt hàng cổ như: da thuộc, ngà voi, kiếm, bật lửa cổ và đồ cổ quân sự không được phép mang lên máy bay nên hãy cân nhắc khi mua. Trước khi đi, du khách nên vào trang web các chợ để xem lịch họp chợ - Ảnh: Akasaka.moninoichi2014

Xuân Bình

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI