Phía sau sản vật bạc triệu: Cuộc mưu sinh khốc liệt của 'sơn nhân' nhí chốn đại ngàn

01/06/2017 - 15:37

PNO - Ít người biết rằng, phía sau những sản vật quý hiếm của núi rừng có giá tiền triệu, thậm chí cả vài trăm triệu đồng lại do chính những "sơn nhân" nhí bất chấp hiểm nguy tìm thấy.

Thế nhưng, cuộc sống của các em vẫn rất gian nan bởi hầu hết sản vật đều bị đầu nậu thu mua, ép giá rẻ mạt để xuất sang Trung Quốc.

Phia sau san vat bac trieu: Cuoc muu sinh khoc liet cua 'son nhan' nhi chon dai ngan
Trẻ em người dân tộc co ro chờ người đến mua hàng trong mưa rừng, gió núi. Ảnh: Phúc Trinh.

Trong quá trình tìm hiểu về thị trường sản vật núi rừng như sâm nấm, mật ong, các loại cây thuốc khác cho đến bó rau, búp măng, cá suối, chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Bởi, rất nhiều trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số cũng là những lao động chính tìm kiếm cung cấp sản vật đó ra thị trường.

Phia sau san vat bac trieu: Cuoc muu sinh khoc liet cua 'son nhan' nhi chon dai ngan

Đáng buồn thay, số tiền các em nhận được lại quá rẻ mạt so với công sức. Những tai nấm quý hiếm chốn đại ngàn xuống phố được săn lùng với giá vài triệu đồng là thường tình. Thế nhưng, số tiền mà các "sơn nhân" nhí nhận lại có khi chỉ vài chục ngàn, thậm chí chỉ đổi được chai dầu, chai mắm rẻ tiền.

Phia sau san vat bac trieu: Cuoc muu sinh khoc liet cua 'son nhan' nhi chon dai ngan
Những "sơn nhân" nhí bất chấp hiểm nguy để luồn rừng tìm sản vật . Ảnh: Phúc Trinh.

Vùng rừng núi dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh là nơi sinh sống bao đời nay của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều trẻ em mới lên 6,7 tuổi người Ê Đê, Xơ Đăng, Mơ Nông… đã sớm bước vào cuộc mưu sinh kiếm cái ăn từ rừng núi. Các em mang gùi theo cha mẹ lên nương rẫy, rồi lớn hơn một chút thì rủ nhau từng nhóm 5,7 em cùng mang gùi vào rừng tìm sâm nấm, măng rau…

Phia sau san vat bac trieu: Cuoc muu sinh khoc liet cua 'son nhan' nhi chon dai ngan
Về đến thành phố giá tiền triệu, nhưng khi mua sản vật rừng từ các em thì thương lái ép giá rẻ như bèo. Ảnh: Phúc Trinh.

Trong mưa rừng gió núi gào rú, các "sơn nhân" nhí vẫn quăng mình vào rừng, đối mặt bao nguy hiểm để tìm kiếm sản vật. Sau ngày dài luồn rừng, các sơn nhân nhí lại vượt rừng mang sản vật ra ngoài đường lớn, hay các khu chợ thị trấn để chờ người đến mua.

Phia sau san vat bac trieu: Cuoc muu sinh khoc liet cua 'son nhan' nhi chon dai ngan
Các em nhỏ chỉ mong bán được hàng để có chút tiền phụ giúp gia đình trang trải cuộc sống. Ảnh: Phúc Trinh.

“Không bán cho họ thì tụi con biết bán cho ai…”, cậu bé Xơ Đăng nói lơ lớ tiếng Kinh tâm sự, đôi mắt "sơn nhân" nhí trĩu buồn, đôi môi tím tai trong màn mưa dầm dề, trong cái lạnh cắt da. Các sản vật tự nhiên tươi sạch, quý hiếm này luôn bị thương lái thu mua để xuất sang Trung Quốc ép giá. Biết vậy, nhưng các em cũng đành chấp nhận bán đi.

Phia sau san vat bac trieu: Cuoc muu sinh khoc liet cua 'son nhan' nhi chon dai ngan
Tuổi còn nhỏ nhưng trẻ em dân tộc đã sớm phải theo cha mẹ mưu sinh. Ảnh: Phúc Trinh.

Các "sơn nhân" nhí cũng không biết, và cũng không đủ hiểu rằng những củ sâm tai nấm, những sản vật mà mình có khi phải đổi bằng mạng sống mới có được đều được bán với giá rất “khủng” khi về đến Sài thành hay các đô thị phồn hoa.

Điều mà các "sơn nhân" nhí mong mỏi đơn giản chỉ là hôm nay có người đến mua với giá cao hơn một chút hay cho thêm chai mắm, chai dầu, gói bánh… Có được ít tiền đổi gạo về cho gia đình, mua thêm được cây bút tập vở sau những ngày quần quật chốn rừng sâu là các "sơn nhân" nhí đã quá đỗi vui mừng.

Ngày 1/6, ngày Quốc tế thiếu nhi, các "sơn nhân" nhí vẫn lầm lũi quăng mình vào rừng sâu để tiếp tục cuộc mưu sinh khắc nghiệt…

Bảo Ân

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI