Những trang viết lấp lánh ánh lửa

02/04/2016 - 07:45

PNO - Hình như tôi thấy điện ảnh Việt Nam vẫn chỉ như thế. Trăn trở lắm, suy nghĩ lắm và nỗ lực lắm nhưng rồi cũng chưa làm được gì đột phá hơn.

Nhung trang viet lap lanh anh lua
Nhà báo - nhà phê bình Ngô Ngọc Ngũ Long

Tròn 20 năm kể từ ngày xuất bản tác phẩm đầu tiên - tập truyện Tiếng hát và bóng đêm, nhà báo - nhà phê bình Ngô Ngọc Ngũ Long mới cho ra đời cuốn sách thứ hai, tập tiểu luận phê bình Những điều trông thấy (NXB Văn học). Sách dày gần 500 trang, viết về nhiều lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là điện ảnh với những vấn đề “trông thấy và suy ngẫm, kỳ vọng và thở dài” trong suốt hai thập kỷ qua. Những trang viết của chị cho thấy lấp lánh ánh lửa của lý tưởng, tinh thần đấu tranh, tìm kiếm khai phá cái đẹp và những trăn trở, khát vọng…

* Những điều trông thấy mang theo cả những vấn đề của thập niên cuối thế kỷ trước, liệu rằng có quá cũ?

- Tôi muốn độc giả thấy rõ nét một quá trình, trải qua các thời của điện ảnh nước nhà. Có nhiều bài tôi thậm chí còn không chỉnh sửa số liệu, vì chính vào giai đoạn ấy, ngày tháng năm ấy nghệ thuật mới có những con số thống kê, những tác phẩm như vậy. Mà nhìn lại, suốt bao nhiêu năm qua, mọi thứ cũng đã thay đổi được gì to tát lắm đâu. Hình như tôi thấy điện ảnh Việt Nam vẫn chỉ như thế. Trăn trở lắm, suy nghĩ lắm và nỗ lực lắm nhưng rồi cũng chưa làm được gì đột phá hơn.

* Nghe có tiếng thở dài trong trang viết của chị…

- Tôi có nhiều năm gắn bó với điện ảnh, sống trong nó, sống cùng nó từ thời làm biên kịch ở Hãng phim Giải Phóng, rồi làm báo, viết phê bình văn hóa nghệ thuật, cho đến bây giờ… Vậy mà câu hỏi “Điện ảnh Việt Nam rồi sẽ đi về đâu?” suốt bao nhiêu năm qua vẫn không thể nào trả lời được. Điện ảnh Việt Nam có quá nhiều vấn đề.

Đã bao nhiêu cuộc hội thảo đặt ra những vấn đề cấp thiết, nhưng rồi mọi thứ cũng không đổi thay hơn. Nhà làm phim có lý của mình, khán giả có thị hiếu của họ. Và điện ảnh đi theo một dòng chảy không biết từ đâu mà trở nên như hiện nay. Thập niên trước, phim chỉ có hay hoặc dở, chứ không có khái ánh lửa niệm “nhảm” như bây giờ. Giờ có những phim tôi không thể viết nổi một bài phê bình, chỉ có thể gom chung lại thành vấn đề “phim nhảm”.

Nhung trang viet lap lanh anh lua
Bìa cuốn Những điều trông thấy

* Lý luận phê bình là công việc... rủi ro về những mối quan hệ?

- Tôi bị giận hoài. Viết một bài phê bình cái xấu, cái dở liên quan đến ai thì người đó giận. Có khi một thời gian dài tránh mặt, không thèm nói chuyện. Những người hiểu thì sẽ đến bắt tay mình nói lời cảm ơn đã chỉ ra cho họ thấy những nhược điểm. Còn nếu không thì… đành chấp nhận thôi. Sống trên đời đâu ai muốn mình bị chê, mà lại chê công khai trên mặt báo. Nhưng không viết làm sao được khi mình nhìn thấy rõ vấn đề, những mặt chưa được và cần phải lên tiếng.

Viết phê bình một bộ phim hay, có giá trị, ai mà không thích. Nhưng có lẽ nào suốt ngày ca tụng bằng chữ nghĩa thì cần đến phê bình làm gì. Tôi không biết các đạo diễn có đau lòng không khi họ phí phạm tài năng của mình để chạy theo phim hài nhảm chỉ vì vấn đề doanh thu. Nếu nhà sản xuất nào cũng chỉ nghĩ đến doanh thu thì điện ảnh Việt sẽ đi về đâu?

* Bây giờ về hưu, chị có buông bút để đầu óc thanh thản hơn?

- Làm nghề chữ nghĩa, về hưu chỉ là hết tuổi làm việc theo quy định của Nhà nước chứ thật ra ai cũng tiếp tục công việc. Tôi cũng vậy, vẫn tiếp tục viết phê bình điện ảnh, văn hóa nghệ thuật. Tôi chưa bao giờ bị mất lửa với công việc. Bài viết của tôi có thể hay hoặc không hay, có người thích hoặc không thích, nhưng người đọc sẽ thấy trong mỗi bài viết của tôi có lửa. Tôi cũng quay lại với công việc viết kịch bản phim mà mình đã bỏ hẳn từ khi về làm báo. Đến giờ tôi vẫn thấy còn nợ mình một đam mê chưa thực hiện được trọn vẹn.

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEnhanvattacphamvi /strCate=nhanvattacpham

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEvandevi /strCate=vande

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEsangtacvi /strCate=sangtac

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATErubikvanhoavi /strCate=rubikvanhoa
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEvanhoavi /strCate=vanhoa