PNO - Gốc gác danh xưng Chợ Lớn vốn là ngôi chợ cổ của người Hoa Minh Hương có từ thế kỷ XVII. Ngày nay, địa danh Chợ Lớn được xem là khu vực buôn bán sầm uất nằm bên hai con kênh nối tiếp nhau: Bến Nghé - Tàu Hủ, thuộc địa bàn quận 5, 6 (TPHCM).
Trải qua bao thăng trầm thời cuộc, khu vực Chợ Lớn vẫn được bảo tồn nguyên vẹn giá trị văn hóa, kiến trúc, tôn giáo đặc trưng của cộng đồng người Hoa. Đến Chợ Lớn, theo gợi ý của dân địa phương, du khách không thể bỏ lỡ các địa điểm mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa dưới đây.
Một góc ở Hội quán Tuệ Thành - Ảnh: Sở Du lịch TPHCM |
Hội quán Tuệ Thành hay chùa Bà Thiên Hậu (đường Nguyễn Trãi, quận 5) được nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành (tức Quảng Châu) di dân sang Việt Nam xây dựng năm 1760. Không gian linh thiêng nơi đây thờ vị nữ thần biển cả gọi là Thiên Hậu Thánh Mẫu, rất được người Hoa sùng kính. Du khách không khỏi ấn tượng với kiến trúc hình ấn, bao gồm tổ hợp của 4 gian nhà liên kết với nhau tạo thành hình chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”. Là một trong những cổ tự đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của cộng đồng người Hoa tại TPHCM, vào ngày 7/1/1993, địa danh này được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Chùa Quan Âm (chùa Ôn Lãng) tại số 5 đường Lão Tử, quận 5 |
Chùa Quan Âm được xây dựng vào khoảng thế kỷ cuối XVIII đầu thế kỷ XIX, theo phong cách kiến trúc của người Hoa Phúc Kiến, gốc ở hai phủ Tuyền Châu và Chương Châu (Trung Quốc). Ngôi chùa với đường bờ nóc uốn lượn, đầu đao cong vút gắn các mô hình tòa lầu các, cung điện xưa bằng gốm đủ sắc màu. Tại chùa nổi tiếng với tục '"đánh kẻ tiểu nhân", khi nhiều người sẽ dụng dép để đánh vào hình nhân đặt bên dưới nền gạch, hình nhân tượng trưng cho điều xấu, hình thức đập để xua đi những điều không may mắn.
![]() |
Nhà thờ Cha Tam - Ảnh: Prachaya Juthawelu |
Nhà thờ Cha Tam (đường Học Lạc, quận 5) với tên chính thức Saint Francisco Xavier, do Linh mục Pierre d'Assou đứng ra xây dựng năm 1900, cũng là vị cha xứ đầu tiên của nhà thờ. Tên gọi Cha Tam xuất phát từ tên tiếng Hoa của vị linh mục, tức Đàm Á Tố - phiên âm là Tam An Su. Đây là một ngôi nhà thờ thuộc loại đẹp và cổ xưa nhất của Giáo phận miền Nam.
Chợ đầu mối lâu đời và nhộn nhịp nhất khu vực Chợ Lớn là Bình Tây (Chợ Lớn mới, tại 57A Tháp Mười, quận 6), do thương gia người Hoa tên Quách Đàm xây dựng năm 1928. Chợ rộng 25.000m2, kiến trúc hình bát quái, gồm 12 cổng được thiết kế độc đáo. Dẫu trải qua nhiều thập kỷ, kiến trúc chợ gần như được giữ nguyên. Cuối năm 2016, chợ được nâng cấp, sửa chữa. Với bề dày buôn bán gần 100 năm, hiện chợ có trên 24 ngàn sạp buôn bán hàng hoá sỉ và lẻ đa dạng từ thực phẩm, đồ gia dụng cho đến vải vóc…
Chợ Bình Tây, một địa danh phổ biến khi nhắc về vùng đất Chợ Lớn - Ảnh: Sở Du lịch TPHCM |
Phố Đông y (giao giữa 3 tuyến đường Lương Nhữ Học, Triệu Quang Phục và Hải Thượng Lãn Ông) cũng là một phần hình ảnh đặc trưng của vùng Chợ Lớn, với hàng trăm hộ kinh doanh đủ loại thuốc Đông y. Từ trăm năm trước, thương buôn người Hoa đã vận chuyển dược liệu sang buôn bán và dần hình thành khu phố bán dược liệu sầm uất. Ngày nay, đây là một trong những chợ đầu mối dược liệu Đông y tại miền Nam Việt Nam.
![]() |
Trung tâm thương mại - dịch vụ An Đông - Ảnh: Sở Du lịch TPHCM |
Bên cạnh những địa danh có tuổi đời hàng trăm năm, Chợ Lớn còn có những điểm đến đặc sắc khác. Được xây dựng cách đây 60 năm, chợ An Đông là một trong những chợ trung tâm của thành phố với các mặt hàng chính là vải, quần áo may sẵn, giày dép... trải dài từ tầng trệt đến tầng 3 là khu vực kinh doanh hàng ăn uống, bánh kẹo, trái cây, hoa tươi, đồ dùng, hàng thủ công mỹ nghệ. Ngày đó, ngoài chợ Bình Tây thì An Đông là hiện thân của khu “Chợ Lớn”, với nhiều giá trị lịch sử. Cạnh chợ là An Đông Plaza hoành tráng, cũng bán nhiều loại hàng hóa.
Quốc Thái
Chia sẻ bài viết: |
Ngắm cảnh sương mờ huyền ảo, hái đào, hòa mình vào không khí lễ hội sôi động... là những trải nghiệm nên thử khi đến Fukushima (Nhật) mùa hè.
Ghé Thiềng Liềng không cần người quen. Chỉ cần bạn đến, người dân ở đó sẽ quen thân với bạn.
Nếu bạn có dịp đến Quảng Ngãi, thì đây là những địa điểm ăn uống, "chill" với biển đừng nên bỏ qua.
Là một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đến Thượng Hải, chùa Phật Ngọc có lối kiến trúc đặc trưng và nét thanh tịnh khó nơi nào bì được.
Ẩm thực không phải lúc nào cũng là chuyện no đói. Nhiều khi đó là câu chuyện của một mùi vị không quên. Sườn trà Singapore là một món như thế.
Đây là những nơi dành cho “tín đồ” thích vị chua, cay, mặn, ngọt của món som tum hấp dẫn ở Bangkok, Thái Lan.
Không chỉ giúp kiểm soát ngân sách, cách du lịch thông minh còn mở ra cơ hội khám phá những điểm đến ít người biết đến.
Trang du lịch T+L vừa công bố 25 thành phố tốt nhất thế giới, trong đó có TP Hội An trước đây (nay thuộc TP Đà Nẵng).
Quê mít có vị chát đậm, song hương thơm thoang thoảng có thể khiến người ta nương theo mùi hương trong làn gió, tìm tới cây để hái.
Các món ăn vặt lành mạnh khi du lịch vô cùng quan trọng vì nó giúp duy trì năng lượng, tạo cảm giác no và giúp chuyến đi tốt đẹp hơn.
Gợi ý quà lưu niệm ẩm thực Hàn Quốc độc đáo, dễ đóng gói. Mua ở đâu? Chọn món gì? Cẩm nang dành cho tín đồ mê vị ngon xứ kim chi.
Tắm ở nhà tắm công cộng, ngủ trưa tại Shinjuku Gyoen, uống trà chiều, đến cửa hàng đồ cũ… là điều nên làm khi đến Tokyo.
9 nhà hàng đạt 1 sao Michelin năm 2025 của Việt Nam đều có điểm nhấn riêng về ẩm thực, không gian, phong cách phục vụ.
Ẩm thực Lào đặc sắc qua các món sợi truyền thống như khao piak sen, khao poon, khao soi - gần gũi mà khác biệt với mì, phở, bún Việt Nam.
Đặt vé bay chuyến sáng sớm, chọn sân bay lớn... là những mẹo giúp bạn tránh bị hoãn chuyến bay vào phút cuối.
Trước khi được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, bún bò Huế đã khiến nhiều chuyên gia ẩm thực thế giới ngợi khen hết lời.
Tạp chí National Geographic vừa đưa ra 7 gợi ý về điểm đến phải ghé thăm một lần trong đời là những kỳ quan cổ đại nổi tiếng của thế giới.
Khi Melbourne bước vào những ngày lạnh nhất trong năm, khu cầu cảng Docklands trở nên rộn ràng với Firelight Festival...