Nhà báo Đức: Trung Quốc đang từng bước chiếm đoạt Biển Đông

18/06/2014 - 17:50

PNO - Theo nhà báo Đức Johnny Erling, chiêu trò mới nhất của Bắc Kinh trong việc từng bước chiếm Biển Đông là xây đảo nhân tạo nhằm hỗ trợ cho tuyên bố chủ quyền của mình.

edf40wrjww2tblPage:Content

Dưới đây là những phân tích rõ ràng về chiêu trò của Trung Quốc trong bài viết "Trung Quốc từng bước chiếm đoạt Biển Đông" của nhà báo Johnny Erling.

Nha bao Duc: Trung Quoc dang tung buoc chiem doat Bien Dong

Các tàu Trung Quốc vây hãm và phun nước vào tàu Kiểm ngư Việt Nam ngày 12/5. (Ảnh Văn Sơn/TTXVN)

Chiêu trò mới nhất của Bắc Kinh trong việc từng bước chiếm biển Đông: xây đảo nhân tạo nhằm hỗ trợ cho tuyên bố chủ quyền của mình.

Trong tranh chấp lãnh thổ Biển Đông, Bắc Kinh triển khai chính sách đối ngoại mới bằng cách sử dụng cát, ximăng và thép: Với việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo làm cơ sở mới, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muốn chứng minh tuyên bố chủ quyền của mình đối với tất cả các vùng lãnh thổ biển và hải đảo trong một yêu sách chủ quyền biển do tự Trung Quốc đặt ra trên Biển Đông. Động thái mới này chỉ là một phần của một chiến lược toàn diện không chỉ gói gọn ở khu vực này của Trung Quốc.

Điều này trở nên đặc biệt rõ ràng trong ba tuần qua, khi Trung Quốc đã đồng thời khiêu khích với cả Việt Nam và Philippines trong các khu vực ở Biển Đông, trong khi cuộc xung đột với Nhật Bản về các nhóm đảo ở Biển Hoa Đông cũng tiếp tục thêm căng thẳng.

Đầu tháng năm, Bắc Kinh đặt giàn khoan dầu ngoài khơi bờ biển Việt Nam và đặt vào một việc đã rồi, gây ra một phản ứng dây chuyền tai hại. Nguồn gốc kích hoạt sự leo thang chính là lực lượng hải quân của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, vốn không đưa ra cảnh báo hoặc tham vấn nào đã đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) lớn nhất và hiện đại nhất của Trung Quốc vào vị trí chỉ cách bờ biển Việt Nam 133-156 hải lý để thăm dò dầu.

Bắc Kinh phớt lờ tất cả các cuộc biểu tình của Việt Nam. Trung Quốc cho rằng giàn khoan của họ được hoạt động trong vùng biển ven bờ chỉ cách 17 hải lý từ lãnh thổ của mình.

Bắc Kinh tính khoảng cách này từ hòn đảo Tri Tôn, tiền đồn của quần đảo Hoàng Sa khi đề cập đến nhóm các hòn đảo ở Biển Đông. Theo cách đọc của Trung Quốc thì các quần đảo này đã thuộc về đế quốc Trung Quốc từ 2000 năm.

Sau cách giải thích của Việt Nam thì điều này đầy tranh cãi, vì Việt Nam bị mất số đảo trên sau khi Trung Quốc tiến hành một cuộc hải chiến khốc liệt ngắn ngày vào năm 1974 để chiếm giữ các hòn đảo.

Hành động khiêu khích của Trung Quốc tại Liên hợp quốc

Các cuộc bạo loạn đẫm máu mà chính phủ Việt Nam hiện nay phải bồi thường rất nhiều, không làm thay đổi tình hình xung đột trong khu vực Biển Đông. Chúng chỉ làm tăng tốc các hành động của Trung Quốc. Bắc Kinh tiếp tục cho giàn khoan dầu hoạt động theo kế hoạch. Đồng thời Trung Quốc công bố kế hoạch sẽ nộp đơn đòi yêu sách lãnh thổ đối với quần đảo Tây Sa và quyền khai thác của mình trên biển lên Liên hợp quốc. Trung Quốc đã sẵn sàng từ thứ hai vừa qua.

Phó đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, Vương Dân đã đệ trình Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tại New York một tài liệu về hoạt động của các giàn khoan dầu và quyền sở hữu của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa dưới tiêu đề hiếu chiến "Hành động khiêu khích của Việt Nam và vị thế của Trung Quốc."

Trung Quốc dường như nhảy qua cái bóng của mình, khi đã đệ trình Liên Hiệp Quốc các yêu sách của nước này trong tranh chấp với Việt Nam. Cho đến nay, Chính phủ Trung Quốc đã từ chối bất kỳ hình thức quốc tế hóa xung đột lãnh thổ nào, bất kể cho dù đó là với các nước lân cận hay các tranh chấp liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa, cách Trung Quốc đại lục tới hơn 1000 cây số.

Thứ sáu tuần trước, hãng tin Tân Hoa Xã chính thức khẳng định Trung Quốc không cho phép bất kỳ can dự bên ngoài nào trong các cuộc xung đột lãnh thổ của nước này: "Trung Quốc không có ý định tham gia vào một quá trình pháp lý nào, mà chỉ đàm phán song phương." Nhưng Trung Quốc không chỉ tranh chấp với Việt Nam, mà cả Philippines.

Manila đã gửi đơn kiện lên Tòa án Quốc tế ở La Hay yêu cầu Trung Quốc thực hiện đúng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Tòa này sẽ phải quyết định xem xét về tuyên bố của Bắc Kinh đối với quần đảo Trường Sa, và đặc biệt là bãi cạn Scarborough mà Philippines tuyên bố thuộc chủ quyền nước này.

Trung Quốc từ chối công nhận trọng tài

Các cuộc đụng độ luôn xảy ra. Tòa án ở La Hay yêu cầu chính phủ Trung Quốc cung cấp bằng chứng về yêu cầu của mình trên Biển Đông cho đến ngày 15/12. Trọng tâm đáng ngại là cái gọi là "Đường chín đoạn." Yêu sách này được đưa ra từ những năm 40 của thế kỷ trước, bao gồm một khu vực rộng tới 2,1 triệu km2 ở Biển Đông mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Bắc Kinh dựa vào phân giới trên biển này và cũng đã gửi yêu cầu lên cho Liên Hiệp Quốc.

Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc không có ý định chuyển cho tòa án ở La Hay bất kỳ bằng chứng nào. Bắc Kinh cho rằng tòa án này không có thẩm quyền đối với tranh chấp biển hàng hải hoặc lãnh thổ.

Mặc dù Trung Quốc là một bên ký kết UNCLOS, nhưng năm 2006 nước này đã bảo lưu điểm bổ sung Điều 298, đó là từ chối phân xử của trọng tài trong trường hợp tranh chấp. Do đó Trung Quốc yêu cầu tòa án ở La Hay phải từ chối đơn của Philippines: "Điều đó giống một trò hề chính trị hơn là một hành động ý nghĩa."

Trong khi Trung Quốc ngăn chặn Manila tìm kiếm giải pháp pháp lý và đẩy Hà Nội vào thế phòng thủ, nước này lại sử dụng tàu vận tải ximăng và thép vào vùng biển Đông - Bắc Kinh có thể mở rộng đảo, đá ngầm và đảo san hô. Philippines quan sát các hoạt động này của Trung Quốc từ đầu tháng 5.

Các chuyên gia hải quân Trung Quốc khẳng định trên tờ South China Morning Post rằng Trung Quốc có ý định xây dựng đảo nhân tạo.

Căn cứ hải quân trên biển

Chính phủ Philippines gần đây cho biết, họ nghi ngờ rằng Bắc Kinh đang xây dựng một căn cứ quân sự trên bãi Nam Johnson; trên bãi Gaven và bãi cạn Cuateron cũng theo dõi được một số hoạt động tương tự.

Trong khi đó, khi xảy ra vụ máy bay Boeing MH-370 mất tích và các cuộc tìm kiếm sâu trong biển Nam Trung Hoa ở khu vực Malaysia, quân đội Trung Quốc lại phàn nàn rằng vùng biển này là ngoài tầm của việc triển khai nhanh chóng hoạt động của máy bay của Trung Quốc.

Theo nước này, xây dựng căn cứ hải quân, các căn cứ và đường băng trên biển là rất cần thiết. Rõ ràng, Bắc Kinh đang cố gắng để làm điều đó vào lúc này.

Theo Vietnam+

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI