"Ngưỡng vọng tiền nhân" tri ân Huyền Trân công chúa

09/02/2022 - 15:58

PNO - Ngày 9/2, tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân ở núi Ngũ Phong, phường An Tây (TP. Huế) đã khai mạc lễ hội đền Huyền Trân chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân”.

 

Từ nhiều năm nay đền Huyền Trân ở núi Ngũ Phong phường An Tây TP. Huế từ nhiều năm nay là nơi khách hành hương thường tìm đến thăm viếng vào mỗi độ xuân về Tết đến
Từ nhiều năm nay, đền Huyền Trân công chúa ở núi Ngũ Phong, phường An Tây, TP. Huế luôn là điểm đến của khách hành hương vào mỗi độ xuân về tết đến - Ảnh: Visit Hue
Lễ hội Đền Huyền Trân cùng chuỗi các hoạt động đầu Xuân Nhâm Dần 2022 mang nhiều ý nghĩa, thể hiện giá trị văn hóa Việt và bừng lên những khát vọng cùng quyết tâm nỗ lực để xây dựng quê hương Thừa Thiên- Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc của cả nước, thành phố văn hóa ASEAN, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam
Trong đó lễ hội đền Huyền Trân cùng chuỗi các hoạt động đầu xuân Nhâm Dần 2022 thể hiện giá trị văn hóa Việt, bừng lên những khát vọng cùng quyết tâm nỗ lực để xây dựng quê hương Thừa Thiên - Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc của cả nước.

 

lễ hội đền Huyền Trân Diễn ra trong hai ngày 8 và 9/2, với nhiều hoạt động đặc sắc, , thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về chiêm bái tổ tiên, tri ân những người đã có công mở mang bờ cõi, cầu nguyện điều tốt lành cho một năm mới.
Lễ hội đền Huyền Trân diễn ra trong hai ngày 8 và 9/2, với nhiều hoạt động đặc sắc.
Sau phần lễ và nghi thức đánh trống khai hội, lãnh đạo địa phương cùng đông đảo người dân, du khách đã dâng hương tưởng niệm, tỏ lòng thành kính, tri ân đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông, Công chúa Huyền Trân những bậc tiền nhân có công lao to lớn trong việc mở mang bờ cõi đất nước.
Sau phần lễ và nghi thức đánh trống khai hội, lãnh đạo địa phương cùng đông đảo người dân, du khách đã dâng hương tưởng niệm, tỏ lòng thành kính, tri ân đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông, Công chúa Huyền Trân cùng những bậc tiền nhân có công lao to lớn trong việc mở mang bờ cõi đất nước.
Lễ hội được mở đầu bằng chương trình nghệ thuật tưởng nhớ công lao to lớn của Công chúa Huyền Trân - ái nữ của vua Trần Nhân Tông, người đã dấn thân, hy sinh tình riêng để góp công lập nên vùng Thuận Hóa-Phú Xuân-Thừa Thiên-Huế có vị thế xứng đáng trong lịch sử của đất nước.
Mở đầu lễ hội là chương trình nghệ thuật tưởng nhớ công lao to lớn của Công chúa Huyền Trân - ái nữ của vua Trần Nhân Tông, người đã dấn thân, hy sinh tình riêng để góp công lập nên vùng Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên-Huế.
hoạt động kích cầu du lịch của tỉnh với tiêu chí 'thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19' trong tình hình mới.
Đây cũng là hoạt động kích cầu du lịch đầu năm của tỉnh Thừa Thiên - Huế với tiêu chí "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" trong tình hình mới.
Ông Phan Thanh Hải- Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết lễ hội đền Huyền Trân với ý nghĩa sâu sắc “ngưỡng vọng tiền nhân” - những người đã có công lao to lớn đối với đất nước và dân tộc là Hoàng đế-Phật hoàng Trần Nhân Tông và Công chúa Huyền Trân, những người có vai trò quyết định để cách đây 715 năm, Đại Việt có thêm hai châu Ô Lý/Thuận Hóa vuông ngàn dặm, kéo dài từ đất Quảng Trị đến sông Thu Bồn (Quảng Nam), trong đó có xứ Huế hiện nay.
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết lễ hội đền Huyền Trân với ý nghĩa sâu sắc “ngưỡng vọng tiền nhân” - những người đã có công lao to lớn đối với đất nước và dân tộc là Hoàng đế - Phật hoàng Trần Nhân Tông và Công chúa Huyền Trân, những người có vai trò quyết định để cách đây 715 năm, Đại Việt có thêm hai châu Ô Lý/Thuận Hóa vuông ngàn dặm, kéo dài từ đất Quảng Trị đến sông Thu Bồn (Quảng Nam), trong đó có xứ Huế hiện nay.
Ông Phan Thanh Hải- Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết lễ hội đền Huyền Trân với ý nghĩa sâu sắc “ngưỡng vọng tiền nhân” - những người đã có công lao to lớn đối với đất nước và dân tộc là Hoàng đế-Phật hoàng Trần Nhân Tông và Công chúa Huyền Trân, những người có vai trò quyết định để cách đây 715 năm, Đại Việt có thêm hai châu Ô Lý/Thuận Hóa vuông ngàn dặm, kéo dài từ đất Quảng Trị đến sông Thu Bồn (Quảng Nam), trong đó có xứ Huế hiện nay.
Tại lễ hội ễ khai hội được mở đầu bằng chương trình biểu diễn nghệ thuật sử thi đặc sắc, tái hiện cuộc đời và công lao to lớn của Công chúa Huyền Trân - Ái nữ của vua Trần Nhân Tông
Tại lễ hội có nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sử thi đặc sắc.
triển lãm Di sản Cố đô Huế qua nghệ thuật ký họa
Bên cạnh đó là triển lãm Di sản cố đô Huế qua nghệ thuật ký họa, biểu diễn võ thuật cổ truyền, thư pháp, trình diễn các nghề thủ công truyền thống.
Biểu diễn Ca Huế tại đền Huyền Trân
Biểu diễn Ca Huế tại đền Huyền Trân
Du khách trrẩy hội đền Huyền Trân xuân Nhâm Dần
Du khách trẩy hội đền Huyền Trân ở núi Ngũ Phong, TP. Huế xuân Nhâm Dần 2022.
Lánh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đâng hương tưởng niệm ghi nhớ công đức của Huyền Trân công chúa người đã dấn thân, hy sinh tình riêng để gây dựng nên vùng Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế dâng hương tưởng niệm, ghi nhớ công đức của Huyền Trân công chúa.
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, dâng hương tại đền thờ Huyền Trân công chúa.
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, dâng hương tại đền thờ Huyền Trân công chúa.
 Các đại biểu tại lễ hội Đền Huyền Trân xuân Nhâm Dần 2022
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại lễ hội đền Huyền Trân xuân Nhâm Dần 2022.

 Thuận Hóa 

 

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=