Mở cửa sổ cảm xúc bằng con tim thổn thức

05/08/2018 - 17:02

PNO - ‘Quản lý cảm xúc trong giao tiếp’ là chủ đề buổi sinh hoạt do ThS Nguyễn Hồ Thuỵ Anh trình bày tại trường THPT Nguyễn Du vào hôm 4/8. Buổi nói chuyện đem đến nhiều bất ngờ qua các câu chuyện nhân văn.

Thầy cô giáo thấy được mình qua các nhân vật, thấy được tính cách của học sinh trong từng tình huống, mà nơi đó mỗi người học cách bày tỏ cảm xúc, gọi tên đúng cảm xúc, để trao lời yêu thương.

Thầy cô được tham gia một mini game có tên ‘Cửa sổ JOE HARRY’. Mỗi người được dán một tờ giấy trắng sau lưng, và gặp ít nhất 10 người để xin họ viết cảm nhận của họ về mình. Sau đó, thầy cô sẽ đánh dấu những ý kiến từng nghĩ về bản thân, những ý kiến mình chưa bao giờ nghĩ tới và những ý kiến không cho phép người ta nghĩ về mình.

Mỏ của sỏ cảm xúc bàng con tim thỏn thúc
Một giáo viên hứng khởi trong buổi sinh hoạt

Đây là gợi ý rất tốt để thầy cô có thể áp dụng cho đối tượng học sinh, để hiểu các em nhiều hơn. Lời khuyên của cô Thụy Anh đưa ra là không nên kìm nén cảm xúc, từ chối đối thoại vì cho rằng mọi người không ai hiểu, rất dễ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực hình thành một cách vô thức.

Thay vào đó là các bước quản lý cảm xúc ‘Magic words’, gồm có: nói tích cực + gọi tên đúng cảm xúc + đưa ra một đề nghị win- win (đôi bên cùng thắng). Khi xảy ra xung đột, các bạn nên mở đầu bằng câu: ‘Bây giờ tôi biết tôi đang giận lắm, tôi sợ rằng nếu tôi nói ra sẽ làm tổn thương bạn. Tôi hẹn lại bạn một dịp khác thuận tiện hơn’.

Mỏ của sỏ cảm xúc bàng con tim thỏn thúc
ThS. Nguyễn Hồ Thuỵ Anh

Và sau đó, bạn hãy bày tỏ cảm xúc của mình, theo những gợi ý ở trên. Đồng thời cô Thụy Anh cũng giới thiệu Thủ thuật giao tiếp 3R, gồm: Repeat (lặp lại), Rephrase (nắm ý chính của người nói, dùng từ ngữ của chính mình để lặp lại ý chính đó), Reflect (phản ánh xúc cảm của người nói), nối các suy nghĩ của người khác để bước vào câu chuyện, để đồng cảm, để lắng nghe.

Chỉ trong thời gian 2 giờ đồng hồ qua những chia sẻ của cô Thụy Anh, thầy cô được tắm mình trong những trải nghiệm cuộc sống, tìm được giải pháp ứng xử tốt hơn, hạn chế những cách thức giao tiếp thông thường theo kiểu bộc phát.

Quản lý cảm xúc là biết cách bày tỏ cảm xúc, cả tiêu cực lẫn tích cực, theo hướng tích cực nhất. Không thể giải quyết bất kỳ điều khúc mắc nào nếu bản thân vẫn giữ khư khư cảm xúc tiêu cực.

Mỏ của sỏ cảm xúc bàng con tim thỏn thúc
Giáo viên tích cực tham gia các hoạt động để khám phá bản thân mình

Kết thúc bài học, cô Thụy Anh gửi đến mọi người hai chữ FORGIVE & FORGET. Nếu bạn không thể quên thì hãy tha thứ, tha thứ cho người đã làm tổn thương bạn, cũng như tha thứ cho những lầm lỗi của chính bạn. Gạt bỏ nỗi buồn để dành khoảng trống cho niềm vui đến. Không cần đưa ra quá nhiều lời khuyên, nhưng hãy lắng nghe chân thành, để có khoảng đất cho cảm xúc vươn chồi, và để bạn bước vào câu chuyện người khác đang muốn giãi bày tâm sự.

Được biết trong năm học mới, trường THPT Nguyễn Du sẽ có thêm những buổi chuyên đề thú vị, được chia sẻ từ góc nhìn của những khách mời có vốn kiến thức rộng, nhờ đó thầy cô có thêm động lực nâng cao hiệu quả giáo dục tốt nhất.

Lâm Chính

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI