Loại trái cây đặc sản được định giá... bằng mắt

18/08/2023 - 10:27

PNO - Trám đen Thanh Chương (Nghệ An) là loại quả sạch, béo, bùi mang hương vị đặc trưng có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, bởi thế thường được thương lái lùng mua từ khi mới ra hoa.

 

Những ngày này, các tổ thợ hái trám đang tất bật thu hoạch trám trên địa bàn huyện Thanh Chương (Nghệ An). Trám đen Thanh Chương chủ yếu tập trung ở một số xã như Thanh Nho, Hạnh Lâm, Cát Văn, Thanh Lĩnh, Thanh Tiên… Trong đó, xã Thanh Nho được xem là nơi còn nhiều cây trám nhất. Ở đây, nhà ít thì vài cây, nhiều có tới hàng chục cây trám.
Mùa trám đen bắt đầu từ khoảng giữa tháng 6 Âm lịch. Khoảng thời gian này các tổ thợ hái trám luôn tất bật thu hoạch trám trên địa bàn huyện Thanh Chương (Nghệ An). Trám đen Thanh Chương chủ yếu tập trung ở một số xã như Thanh Nho, Hạnh Lâm, Cát Văn, Thanh Lĩnh, Thanh Tiên… Trong đó, xã Thanh Nho được xem là nơi còn nhiều cây trám nhất. Ở đây, nhà ít thì vài cây, nhiều có tới hàng chục cây trám.
Trám đen Thanh Chương là loại quả sạch, béo, bùi mang hương vị đặc trưng có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, được nhiều người ưa thích. Những năm qua, giá trám đen tươi tăng liên tục, dao động từ 80.000 - 160.000 đồng/kg. Cũng nhờ vậy, người dân nhiều xã ở Thanh Chương có thêm một nguồn thu nhập ổn định từ cây trám.
Trám đen Thanh Chương là loại quả sạch, béo, bùi mang hương vị đặc trưng có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, được nhiều người ưa thích. Những năm qua, giá trám đen tươi tăng liên tục, dao động từ 80.000 - 160.000 đồng/kg. Cũng nhờ vậy, người dân nhiều xã ở Thanh Chương có thêm một nguồn thu nhập từ cây trám.
Bà Nguyễn Thị Lan (60 tuổi, trú xã Thanh Lĩnh, huyện Thanh Chương) cho biết, trám đen năm nay không được mùa, chín muộn hơn so với năm trước. Khi trám chín phải thu hoạch đúng thời điểm, nếu hái sớm thì quả còn xanh, nếu hái muộn, quả trám sẽ bị dính nhiều nhựa và nhanh hỏng.
Bà Nguyễn Thị Lan (60 tuổi, trú xã Thanh Lĩnh, huyện Thanh Chương) cho biết, trám đen năm nay không được mùa, chín muộn hơn so với năm trước. Khi trám chín phải thu hoạch đúng thời điểm, nếu hái sớm thì quả còn xanh, nếu hái muộn, quả trám sẽ bị dính nhiều nhựa và nhanh hỏng.
“Nhà tôi có 3 cây trám nhưng bán từ khi mới ra hoa rồi. Hầu hết người dân giờ đều bán trám lúc đang hoa, đang non nên vẫn bán với giá cao, không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập. Giờ họ đến thu hoạch, mình muốn ăn thì ra mua lại của họ ít kg để ăn thôi”, bà Lan nói.
“Nhà tôi có 3 cây trám nhưng bán từ khi mới ra hoa rồi. Hầu hết người dân giờ đều bán trám lúc đang hoa, đang non nên vẫn bán với giá cao, không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập. Giờ họ đến thu hoạch, mình muốn ăn thì ra mua lại của họ ít kg để ăn thôi”, bà Lan nói.
Anh Trần Văn Sơn (32 tuổi, trú huyện Đô Lương, Nghệ An) cho biết, đã có hơn 5 năm làm nghề thu mua trám ở huyện Thanh Chương. Do trám ngày càng được nhiều người ưa chuộng, có nhiều thường lái thu mua nên anh thường phải lùng sục khắp các nhà vườn để thu mua trám từ khi cây bắt đầu ra hoa.
Anh Trần Văn Sơn (32 tuổi, trú huyện Đô Lương, Nghệ An) cho biết, đã có hơn 5 năm làm nghề thu mua trám ở huyện Thanh Chương. Do trám ngày càng được nhiều người ưa chuộng, có nhiều thường lái thu mua nên anh thường phải lùng sục khắp các nhà vườn để thu mua trám từ khi cây bắt đầu ra hoa.
Nghề này vẫn thường được gọi là buôn bán bằng mắt. Tùy cây, tùy độ tuổi, tùy dự kiến sản lượng trám quả mà định giá. Có những cây chỉ dăm bảy trăm đến 1 triệu đồng nhưng có những cây thì lên đến 15-20 triệu đồng.
“Nghề buôn trám này lãi hay lỗ phụ thuộc nhiều vào sự may rủi, một ít kinh nghiệm và đặc biệt là thời tiết. Có khi hoa sai nhưng lại ít đậu quả, hoặc gặp mưa bão thì coi như lỗ. Ngược lại, nếu năm trám được mùa, được giá thì có lãi, thậm chí lãi đậm”, anh Sơn nói.
“Nghề buôn trám này lãi hay lỗ phụ thuộc nhiều vào sự may rủi, một ít kinh nghiệm và đặc biệt là thời tiết. Có khi hoa sai nhưng lại ít đậu quả, hoặc gặp mưa bão thì coi như lỗ. Ngược lại, nếu năm trám được mùa, được giá thì có lãi, thậm chí lãi đậm”, anh Sơn nói.
Chị Nguyễn Thị Hòa (42 tuổi, trú huyện Đô Lương) cho biết, trám đen năm nay không được mùa, chín muộn hơn so với năm trước. Mùa trám năm nay, chị Hòa đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mua trám của các hộ dân trên địa bàn huyện Thanh Chương từ khi trám mới ra hoa. Để kịp thu hoạch trám khi giá còn cao, chị phải thuê thêm nhân công đi thu hoạch trám từ suốt 1 tháng qua.
Chị Nguyễn Thị Hòa (42 tuổi, trú huyện Đô Lương) cho biết, trám đen năm nay không được mùa, chín muộn hơn so với năm trước. Mùa trám năm nay, chị Hòa đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mua trám của các hộ dân trên địa bàn huyện Thanh Chương từ khi trám mới ra hoa. Để kịp thu hoạch trám khi giá còn cao, chị phải thuê thêm nhân công đi thu hoạch trám từ suốt 1 tháng qua.
Để thu hoạch được một cây trám, một tổ hái trám từ 3-4 người thường phải làm việc từ 5-6 tiếng. Mỗi người một việc, người leo lên cây dùng sào tre đập mạnh cho quả rụng xuống, phía dưới họ giăng lưỡi sẵn rồi phân loại quả và lá ra.
Để thu hoạch được một cây trám, một tổ hái trám từ 3-4 người thường phải làm việc từ 5-6 tiếng. Mỗi người một việc, người leo lên cây dùng sào tre đập mạnh cho quả rụng xuống, phía dưới họ giăng lưới sẵn rồi phân loại quả và lá ra.
Mỗi người nhặt trám được trả công từ 300.000 đồng/ngày. Riêng thợ hái trám được trả công tới 700.000 đồng/ngày. Thợ hái trám được xem là một nghề nguy hiểm, đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Họ thường phải leo lên những cây trám cao hàng chục mét để thu hoạch trám.
Mỗi người nhặt trám được trả công từ 300.000 đồng/ngày. Riêng thợ hái trám được trả công tới 700.000 đồng/ngày. Thợ hái trám được xem là một nghề nguy hiểm, đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Họ thường phải leo lên những cây trám cao hàng chục mét để thu hoạch trám.
Không ít trường hợp đang nhặt trám phía dưới bị quả rơi trúng đầu dẫn đến bị thương nặng. Bởi thế, nhiều phụ nữ khi ngồi nhặt trám phía dưới phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.
Không ít trường hợp đang nhặt trám phía dưới bị quả rơi trúng đầu dẫn đến bị thương nặng. Bởi thế, nhiều phụ nữ khi ngồi nhặt trám phía dưới phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.
Trám đen Thanh Chương là một trong những đặc sản trứ danh của vùng đất xứ Nghệ. Theo người dân địa phương, trước đây cây trám mọc tự nhiên rất nhiều, song dần bị người dân chặt bỏ để thay thế cho các loài cây khác có giá trị hơn. Lo giống cây quý bị xóa sổ, năm 2010, UBND huyện Thanh Chương đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm rau quả Gia Lâm thuộc Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương triển khai dự án phục tráng cây trám đen.
Trám đen Thanh Chương là một trong những đặc sản trứ danh của vùng đất xứ Nghệ. Theo người dân địa phương, trước đây cây trám mọc tự nhiên rất nhiều, song dần bị người dân chặt bỏ để thay thế cho các loài cây khác có giá trị hơn. Lo giống cây quý bị xóa sổ, năm 2010, UBND huyện Thanh Chương đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm rau quả Gia Lâm thuộc Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương triển khai dự án phục tráng cây trám đen.
Ông Lê Đình Thanh - Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết, ngoài phát triển được cây trám đen, dự án này còn nâng tầm giá trị của quả trám lên cao gấp 5 lần, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Hiện quả trám cũng đã được nhiều người ủ muối để bán thay vì bán quả tươi.
Ông Lê Đình Thanh - Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết, ngoài phát triển được cây trám đen, dự án này còn nâng tầm giá trị của quả trám lên cao gấp 5 lần, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Hiện quả trám cũng đã được nhiều người ủ muối để bán thay vì bán quả tươi.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI