Độc đáo lễ hội rước vua ở đền Sái

01/02/2023 - 19:19

 

Hội đền Sái (Thuỵ Lôi, Đông Anh, Hà Nội) được tổ chức trong ngày 1/2/2023 (tức 11 tháng Giêng, Âm Lịch) . Đây là lễ hội có nguồn gốc gắn liền với điển tích vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa với nghi lễ rước Vua, Chúa giả bằng người thật và cả nghi lễ chém tinh gà trắng vô cùng thú vị, độc đáo.
Hội đền Sái (Thuỵ Lôi, Đông Anh, Hà Nội) được tổ chức trong ngày 1/2/2023 (tức 11 tháng Giêng, Âm lịch). Đây là lễ hội có nguồn gốc gắn liền với điển tích vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa với nghi lễ rước vua, chúa giả bằng người thật và cả nghi lễ chém tinh gà trắng vô cùng thú vị, độc đáo.
Cụ Trước khi làm vua, chúa, các cao niên đã mất vài năm hoá thân thành 'đại quan'. Thông thường người được chọn vào vị trí vinh dự này là các cụ ông có độ tuổi trên 70. Cụ Trần Văn Tích (73 tuổi) được hoá trang làm chúa với mặt đỏ đậm, sắc lạnh và nghiêm nghị.
Trước khi làm vua, chúa, các cao niên đã mất vài năm hoá thân thành đại quan. Thông thường người được chọn vào vị trí vinh dự này là các cụ ông có độ tuổi trên 70. Cụ Trần Văn Tích (73 tuổi) được hoá trang làm chúa với mặt đỏ đậm, sắc lạnh và nghiêm nghị.
Vụ Nguyễn Quang Vinh (73 tuổi) được chọn đóng giả vai vua với mũ mão, long bào và vẻ mặt nhân từ, phúc hậu.
Cụ Nguyễn Quang Vinh (73 tuổi) được chọn đóng giả vai vua với mũ mão, long bào và vẻ mặt nhân từ, phúc hậu.
Trước đó, Vào ngày mồng 8 Tết, những người được chọn phải chuẩn bị hai mâm cỗ với mâm lớn dâng lên đền Sái, mâm nhỏ mang ra cúng thành hoàng làng. Sau khi hoàn thành lệ làng, họ sẽ được gọi là quan thượng thính.
Trước đó, vào ngày mùng 8 tết, những người được chọn phải chuẩn bị hai mâm cỗ với mâm lớn dâng lên đền Sái, mâm nhỏ mang ra cúng thành hoàng làng. Sau khi hoàn thành lệ làng, họ sẽ được gọi là quan thượng thính.
Đoàn rước vua chúa với đầy đủ các ban bệ đúng lệ của triều chính khi xưa.
Đoàn rước vua chúa với đầy đủ các ban bệ đúng lệ của triều chính khi xưa.
Bên cạnh vai vua và chúa, người dân Thụy Lôi còn rước kiệu võng chở 4 'vị quan' trong vai Thị vệ, Tán lý, Đề lĩnh và Trấn thủ (trên 60 tuổi). Các 'thê thiếp, con cháu' đi bên cạnh.
Bên cạnh kiệu vua chúa, người dân Thụy Lôi còn rước kiệu võng chở 4 "vị quan" trong vai Thự vệ, Tán lý, Đề lĩnh và Trấn thủ (trên 60 tuổi). Các "thê thiếp, con cháu" đi bên cạnh.
Theo ban tổ chức Lễ hội đền Sái, trong ngày chính hội, mọi người đều hóa trang, đánh phấn, mặc quần áo, đội mũ, đi hia. Người được chọn đóng Vua sẽ tự lên đền Thượng làm lễ tế Đức Thánh Cao Sơn Đại Vương, trong khi người được chọn đóng Chúa sẽ lên đền Sái làm lễ thỉnh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ. Sau đó, Chúa sẽ vòng sang đền Thượng cùng Vua làm lễ ướm gươm, chém ba nhát vào tảng đá lớn. Đây là hành động biểu trưng cho việc chém đầu tinh gà trắng ngày trước. Tiếp đến lễ mừng tựa, tức bêu đầu gà tượng trưng cho việc tinh gà trắng đã bị tiêu diệt, nhà vua có thể yên tâm tiếp tục xây thành.
Theo ban tổ chức Lễ hội đền Sái, trong ngày chính hội, mọi người đều hóa trang, đánh phấn, mặc quần áo, đội mũ, đi hia. Người được chọn đóng vua sẽ tự lên đền Thượng làm lễ tế Đức Thánh Cao Sơn Đại Vương, trong khi người được chọn đóng chúa sẽ lên đền Sái làm lễ thỉnh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ. Sau đó, chúa sẽ vòng sang đền Thượng cùng vua làm lễ ướm gươm, chém ba nhát vào tảng đá lớn. Đây là hành động biểu trưng cho việc chém đầu tinh gà trắng ngày trước. Tiếp đến lễ mừng tựa, tức bêu đầu gà tượng trưng cho việc tinh gà trắng đã bị tiêu diệt, nhà vua có thể yên tâm tiếp tục xây thành.
Lịch sử cũng kể rằng Vua Chúa nhiều đời từng về đây bái yết. Tuy nhiên, thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của dân nên Vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước Vua giả.
Lịch sử cũng kể rằng vua chúa nhiều đời từng về đây bái yết. Tuy nhiên, thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả.
Lễ hội đền Sái bắt nguồn từ sự tích An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên nữ bay về trời nên đắp mãi chưa xong thành
Lễ hội đền Sái bắt nguồn từ sự tích An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên nữ bay về trời nên đắp mãi chưa xong thành.
Lễ hội đền Sái với nghi thức rước “Vua, Chúa sống” mong ước một năm mới tài lộc, thành công, bình an và hạnh phúc, được ví như một bảo tàng bách khoa về đời sống văn hoá, tinh thần phong phú của người dân người dân huyện Đông Anh nói chung và người dân thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm nói riêng.
Lễ hội đền Sái với nghi thức rước “vua, chúa sống” mong ước một năm mới tài lộc, thành công, bình an và hạnh phúc, được ví như một bảo tàng bách khoa về đời sống văn hoá, tinh thần phong phú của người dân người dân huyện Đông Anh nói chung và người dân thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm nói riêng.
Di tích lịch sử đền Sái được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1986, là nơi thờ đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ có công giúp vua Thục - An Dương Vương xây thành Cổ Loa, với nghi lễ rước vua giả đặc sắc.
Di tích lịch sử đền Sái được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1986, là nơi thờ đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ có công giúp vua Thục - An Dương Vương xây thành Cổ Loa, với nghi lễ rước vua giả đặc sắc.
Đoàn rước vua chúa bắt đầu từ sáng chia thành hai đợt và kết thúc vào buổi chiều ngày 11 tháng Giêng (tức 1/2/2023).
Đoàn rước vua chúa bắt đầu từ sáng chia thành hai đợt và kết thúc vào buổi chiều ngày 11 tháng Giêng (tức 1/2/2023).
15h30, đoàn rước về tới đình làng, kết thúc buổi lễ rước. Sau khi về đến đền, chùa, các 'vua quan' làm lễ tế, cầu khấn cho một năm mới bình an, mưa thuận gió hoà.
15g30, đoàn rước về tới đình làng, kết thúc buổi lễ rước. Sau khi về đến đền, chùa, vua chúa và quan lại làm lễ tế, cầu khấn cho một năm mới bình an, mưa thuận gió hoà.

Bảo Khang

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=