Đạo diễn Nguyễn Đức Long: Hai thập kỷ ấp ủ ký sự Trường Sơn

14/01/2015 - 05:29

PNO - PN - Quê Quảng Nam, tốt nghiệp ĐH Bách khoa TP.HCM nhưng lại “nối duyên” với cải lương, đóng phim rồi cuối cùng trở thành đạo diễn (ĐD) phim tài liệu cùng những thao thức về đề tài lịch sử cách mạng, nghệ sĩ - ĐD Nguyễn Đức...

edf40wrjww2tblPage:Content

Dao dien Nguyen Duc Long: Hai thap ky ap u ky su Truong Son

Nghệ sĩ - ĐD Nguyễn Đức Long trên hành trình làm phim Ký sự đường Trường Sơn huyền thoại thời hòa bình

* Ai cũng nói anh đã chọn con đường khó khi mở hãng phim để làm phim ký sự tài liệu…

- Tôi biết chứ. Trước tiên mối lo ngại vẫn là vấn đề kinh phí và đầu ra. Trong khi người ta làm phim truyền hình, phim giải trí với mục đích doanh thu thì tôi lại đi con đường khó. Nói thật, phim Ký sự đường Trường Sơn huyền thoại thời hòa bình tôi đã bán được cho một số đài truyền hình nhưng cũng không bằng một nửa số vốn đã bỏ ra, chưa kể công sức đầu tư từ ý tưởng kịch bản đến hoàn thiện mất mấy năm trời.

Nhưng đó là hoài bão, là tâm nguyện của tôi mấy mươi năm nay. Tôi luôn đau đáu muốn làm phim tài liệu về đề tài lịch sử cách mạng, luôn khao khát được làm những thước phim có ý nghĩa giáo dục thế hệ trẻ. Hoàn thành bộ phim này tôi thấy như trả được món nợ với chính mình.

* Đã có không ít phim ký sự về đường Trường Sơn, phim anh làm khác như thế nào?

- Tôi xem rất nhiều phim về đường Trường Sơn, tư liệu nhiều nhưng chưa thấy có phim nào khắc họa một cách đầy đủ nhất về đường mòn Hồ Chí Minh từ km số 0 ở Nghệ An cho đến cột mốc cuối cùng ở Lộc Ninh (Bình Phước), đi qua nhiều địa danh và những câu chuyện kể của thời bình.

Tôi cũng đã chọn 10 gương mặt đoàn viên thanh niên trẻ từ các tỉnh thành tham gia trong chuyến đi này. Có trải nghiệm, chứng kiến và thấm thía sự gian khổ, hy sinh của cha ông, giới trẻ mới rút ra được nhiều bài học quý.

* Điều xúc động nhất với anh trong hành trình thực hiện ký sự này là gì?

- Chúng tôi đã quay rất nhiều nơi, mỗi tập phim là một câu chuyện. Rất nhiều khoảnh khắc xúc động đã được ghi nhận, nhưng có lẽ điều khiến cả đoàn xúc động nhất là khi thực hiện những cảnh quay ở ngã ba Đồng Lộc.

Di tích lịch sử này ai cũng biết qua sách báo, nhưng có chứng kiến mới thấy trong lòng mình cồn lên một rung cảm mạnh mẽ. Không ai cầm được nước mắt khi nhìn thấy mộ của 10 cô gái anh hùng hy sinh khi tuổi còn quá trẻ, bữa cơm còn ăn dở, lá thư chưa kịp gửi về gia đình…

* Thật kỳ lạ khi anh học Bách khoa ngành xây dựng, nhưng trở thành nghệ sĩ cải lương, diễn viên rồi cuối cùng là ĐD phim tài liệu…

- Tôi nghĩ là nghề đã chọn mình. Hồi nhỏ tôi rất mê cải lương, có dịp đi xem các nghệ sĩ biểu diễn tôi cứ ước ngày nào đó mình cũng được đứng trên sân khấu hát như vậy. Nhưng mơ ước cũng chỉ là mơ ước, tôi đâu có học qua trường lớp ngày nào. Vậy mà trong một lần tình cờ hát ở quán nghệ sĩ cho vui, tôi lại được biên tập của HTV mời về hát cho các chương trình của đài, sau đó thì liên tục có các show diễn.

Có lúc tôi hát đơn, có lúc hát cùng các nghệ sĩ Thanh Huệ, Lê Hồng Thắm, Nhơn Hậu, Mai Thanh Phượng, Mỹ Hằng… Sau này lại có duyên được mời đóng phim, vậy là gắn với nghệ thuật. Bây giờ đủ tiềm lực, tôi mở hãng phim Việt Long để được làm những điều mình ấp ủ.

Dao dien Nguyen Duc Long: Hai thap ky ap u ky su Truong Son

Đoàn làm phim về với các Mẹ Việt Nam anh hùng ở Nghệ An

* Tại sao phải đến gần hai thập kỷ ấp ủ, anh mới thực hiện Ký sự đường Trường Sơn huyền thoại thời hòa bình?

- 14 tuổi tôi rời quê hương đi khắp mọi nơi cuối cùng vào Sài Gòn, một thân một mình với cuộc mưu sinh, tương lai còn không biết như thế nào. Tôi làm đủ nghề, đánh giày, phơi bọc ni lông, phụ hồ… mỗi bữa chỉ dám ăn nửa gói mì. Có một câu chuyện ngụ ngôn tôi rất thích, về cậu bé nghèo xác nghèo xơ đi ở đợ, làm thuê làm mướn nhưng lúc nào cũng mơ có căn nhà xây.

Mỗi ngày thấy ai bỏ đi nửa cục gạch, một túi cát hay đoạn sắt… cậu đều nhặt lấy. 20 năm sau cậu có đủ vật liệu để xây căn nhà. Tôi nghĩ mình cũng giống cậu bé ấy. Những gì muốn có, quyết tâm làm thì một ngày nào đó, mình cũng sẽ làm được.

* Anh vẫn đang có nhiều cơ hội đóng phim, rẽ nhánh sang làm phim tài liệu hẳn cũng “tiếc nuối   ngậm ngùi”?

- Xót xa lắm chứ. Nhưng tôi phải lựa chọn. Tôi cũng đã đóng gần 30 bộ phim truyền hình rồi, với những vai… phản diện, ác ôn kiểu gì cũng có trong các phim: Bình Tây Đại nguyên soái, Chỉ có con đường, Huế mùa mai đỏ, Tướng Nguyễn Bình, Kẻ bội tình… Không biết nhìn tôi thế nào mà các ĐD luôn chọn cho vai ác (cười).

Thậm chí có lần ĐD Trần Vịnh chọn tôi ở phút thứ 89 cho vai phản diện đã ký hợp đồng với diễn viên khác, một ngày sau phim sẽ bấm máy, chỉ vì ông ấy thấy tôi hợp vai. Thời gian làm phim Ký sự đường Trường Sơn huyền thoại thời hòa bình tôi phải từ chối nhiều phim. Bây giờ có lẽ tôi sẽ dành toàn thời gian cho những dự án phim tài liệu sắp tới của mình.

* Vậy tiếp theo Ký sự đường Trường Sơn huyền thoại thời hòa bình sẽ là gì?

- Khoảng đầu năm 2015, tôi sẽ bấm máy bộ phim về triều đại Quang Trung - Nguyễn Huệ, với bối cảnh trải dọc từ Bắc vào Nam. Phim sẽ được thực hiện dưới dạng “theo dấu chân vua…”. Tôi cũng ấp ủ đề tài phim tài liệu về mẹ Thứ, dự án điện ảnh về biển đảo…

* Xin cảm ơn anh!

 TIỂU QUYÊN
(thực hiện)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI