PNO - Trước đây, anh chị đưa con về chơi, vợ niềm nở tiếp đón. Bây giờ các cháu nghỉ học tránh dịch, vợ nhăn nhó khó chịu, trút bực dọc lên tôi...
Chia sẻ bài viết: |
PKL 19-02-2020 22:11:14
Lúc em có bầu mà gặp trường hợp của anh chị, em cũng giống y chang vợ anh. Bầu bì cảm xúc thay đổi, rồi dễ mệt mỏi, khó chịu. Con nít hiếu động, làm gì khiến chị nhà không vui, thì chính anh là người phải nói chuyện chỉ bảo chúng vì tụi nhỏ là cháu ruột anh, anh nói dễ hơn chị nói. Chị nhà mà ý kiến lại bị nói này nói nọ. Chị ấy than phiền đúng mà, anh không nghĩ cách để xử lý, dung hòa, mà chỉ biết bắt vợ chịu đựng.
Chị nói bầu hay thèm ăn vặt thì anh tự mua thêm đồ ăn mỗi ngày để sẵn cho chị, dặn các cháu muốn ăn phải biết chừa cho người khác, hỏi thứ nào được phép thì mới lấy.
Bầu bì cần NGỦ NHIỀU, anh có thể cho các cháu vào ngủ trưa trong phòng cho mát, còn chơi đùa thì ra ngoài, dạy các cháu vào phòng ngủ của người khác phải giữ phép không quậy quá...
Chỉ 1 chút chuyện như thế anh cũng không biết đường suy nghĩ, phải lên tận trên mạng than vãn. Gặp tôi, chồng tôi cù lần như thế, tôi nói để anh biết đường mà làm. Vợ chồng có chuyện mà cứ giữ trong lòng như người lạ, hiểu lầm chỉ vì không bao giờ nói thẳng với nhau.
nông thị thanh mai 19-02-2020 13:59:49
khó chịu thật đấy cháu đừng trách vợ mình
Ngọc Minh 19-02-2020 09:30:58
Tôi cũng từng lâm vào tình trạng như vợ bạn nên tôi khuyên bạn chân thành là ở riêng càng sớm càng tốt. Sẽ tới lúc con bạn sinh ra, và mấy đứa trẻ kia về quê nghỉ hè hoặc ăn Tết. 1 vài ngày thì không sao, chứ cả 1 thời gian dài như vậy đúng là phát điên lên. Phụ nữ lúc bầu bì và nuôi con nhỏ cơ thể dễ mệt mỏi và nhạy cảm. Hi vọng bạn hãy đặt địa vị vào vợ để thông cảm cho cô ấy, thay vì bắt cô ấy thông cảm cho bạn và gia đình bạn chỉ để được đẹp mặt, mà chả hiểu đẹp mặt với ai?
Thanh 18-02-2020 23:39:51
Các ý kiến của các bạn nêu trên đều rất hay và chính xác. Bạn nên suy nghĩ và biết sắp xếp chuyện các cháu, tránh chuyện vì cháu mà mẹ bạn ko hài lòng với vợ bạn.
Phương Lan 18-02-2020 13:51:16
Nói thật là con tôi, nó nghỉ học mà ở nhà đang phát rồ với con rồi đây, lại còn tới mấy đứa, không phát rồ, phát dại mới giỏi. Bạn biết bầu bí khó chịu thế nào không, tôi nói thật, bạn ích kỷ nó vừa thôi, sống nên vì vợ con 1 chút, chỉ biết tới mình, đẹp mặt gia đình mình. Nói thật cô ấy là vợ bạn, với người nhà bạn chắc nghĩ cô ấy chỉ là vợ bạn mà thôi, chưa chắc nghĩ tới tình máu mủ gì đâu. Cố đọc xem bạn làm thế nào, thương thay vợ bạn, gửi thân cho kẻ chẳng thương gì mình.
Nhiều “trận chiến” giữa vợ chồng xảy ra chung quy cũng chỉ mỗi cái nguyên nhân sạch - dơ.
Khi bạn không lên tiếng, không bộc lộ rằng bạn cần được nâng đỡ, được sẻ chia - thì thế giới còn lại cũng quên mất bạn cũng cần được chăm sóc.
Một mình nuôi con, chồng cũ không gửi tiền cấp dưỡng, nhưng chị Ba thấy thoải mái, hạnh phúc. Ai nhắc đến chuyện tái hôn, chị lắc đầu vì quá ám ảnh.
Yêu và lấy người hơn mình 30 tuổi, chị hay đụng phải những ánh mắt soi mói của người dưng.
Có lẽ tiền và hạnh phúc là đề tài gây tranh cãi muôn thuở.
Bát đũa còn có lúc xô, huống hồ những nóng nảy, căng thẳng trong đời sống vợ chồng.
Chồng cho rằng em cố níu kéo để bòn rút tiền anh ấy, nên mấy tháng nay đã cắt kinh tế. Anh không đưa tiền, mình em xoay xở nuôi con.
Với tốc độ chi tiêu của vợ, anh thấy lo, anh bắt đầu nghĩ tới việc chuyện quản lý tiền bạc trong nhà.
Bạn bè biết chuyện, nói tôi tự dưng ôm việc vào thân, tuổi này còn thức đêm thức hôm, bỉm sữa, nuôi con người ta...
Chị đã đón một cái tết dài không hề dự định, nhưng nhìn bóng mẹ chồng khuất dần ở xa, chị mới thấy mình sai và vô tâm nhường nào.
Ai cũng biết trong tình dục, thanh âm thực sự có ý nghĩa thế nào, nhất là khi được tăng âm, đột phá hết cỡ bởi sự trẻ trung.
Có nên chịu đựng những khác biệt hay không? Rồi lâu dài có nảy sinh vấn đề hay không?
Chị ấy nói nhẹ nhàng, mà tôi điếng người. Rõ ràng vợ anh nói trúng điều tôi đau đớn bấy lâu: chưa bao giờ anh buông một lời hứa hẹn với tôi.
Những căng thẳng, khó chịu về cha chồng dồn nén trong lòng chị, cho tới khi bất đắc dĩ làm cô giáo của hai con, chị mới hiểu và biết ơn ông.
Chúng ta quen dùng hai chữ duyên nợ để lý giải cho mọi việc, cho những mái ấm không tròn vẹn.
Các chị muốn người chồng ngọt ngào nhưng chỉ "mồm miệng đỡ chân tay", mặc vợ gánh vác tiền nong, hay người chồng "thô mộc" nhưng biết chăm lo gia đình?
Người trong cuộc phải chắc chắn rằng hành vi tình dục của mình đúng với tính người và hợp với tình người
Đàn bà xấu có giác quan đặc biệt, hễ chạm mắt ai là biết người đó đang thương hại mình