Bánh, mứt tết chuẩn nhà làm lên phố là cháy hàng

16/01/2022 - 09:06

PNO - Những năm gần đây, các loại bánh mứt "nhà làm", vị miền Tây đang tiếp cận gần hơn với người dân TPHCM.

Theo thời gian, số lượng gia đình làm mứt ngày tết ít dần. Mọi người thường chọn cách ra chợ, siêu thị mua vài loại mứt cho nhanh, gọn tiết kiệm thời gian nhưng hầu hết đều không có được vị ngon như bánh mứt truyền thống. Thế nên bánh mức truyền thống vẫn giữ 1 vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng, được nhiều người tìm mua. Trong những ngày này, chúng tôi đến 1 số gia đình làm bánh mứt truyền hầu hết đều trong tình trạng cháy hàng.

Tranh thủ thời gian rảnh, bà Út ưu tiên làm mức gừng để bán Tết
Tranh thủ thời gian rảnh, bà Út làm mứt gừng để bán tết

Chúng tôi đến nhà bà Nguyễn Thị Út (xã Long Sơn, huyện Cần Đước, tỉnh Long An), bà đang chăm chỉ với công việc làm mứt của mình. Ba loại mứt chủ đạo trong “bộ sưu tập” của bà là mứt chùm ruột, mứt me và mứt gừng. Trong đó, mứt gừng của bà Út đã được nhiều người trong huyện biết đến.

Để làm mức gừng, bà Út phải mất 10 ngày chế biến
Bà Út phải mất 10 ngày cho một mẻ mứt gừng

Vừa xăm gừng, bà Út cho hay: “Từ đầu tháng 11 đến nay, tôi bán hơn 100kg mứt gừng. Làm bao nhiêu người ta cũng mua hết nhưng tôi không có sức làm nhiều".

Bà Út làm mứt đã được 3 năm nhưng đến nay giá bán vẫn không đổi dù giá gừng và nhiều gia vị có tăng. Bà nhận mình là người "khó tính" trong công việc này, từ chọn gừng đến gia vị đều phải sạch và chuẩn như nhau.

Miếng gừng vàng đều, có độ trong nhất định, vị ngọt, cay vừa phải
Miếng gừng vàng đều, có độ trong nhất định, vị ngọt, cay vừa phải

Dịch đã làm nhiều người khó khăn nên tôi vẫn bán giá cũ, lời ít chút để bà con ai cũng có tết. Chứ tết mà nhà không có hộp mứt thì sao có không khí được”, bà Út nói. 

Bà Út cười tươi bên thành quả của mình
Bà Út khoe thành quả của mình

Chị Nguyễn Thị Bé, hàng xóm của bà Út, cho biết: “Năm nào cũng vậy, thấy cô Út phơi mứt gừng là cả xóm nôn tết. Tết cận kề, ai cũng bận nhiều việc. Công nhân các công ty, xí nghiệp thì tận 28 tết mới được nghỉ. Họ đều đặt trước của cô vài ký mứt, đến gần tết thì qua lấy về”.

Gừng được phơi dưới nắng gắt, có vải mùng trùm kín để tránh bụi và ruồi
Gừng được phơi dưới nắng gắt, có vải mùng trùm kín để tránh bụi và ruồi

Theo bà Út, từ một củ gừng tươi, để làm thành mứt gừng phải mất 10 ngày, trải qua nhiều công đoạn, có cả những công thức gia truyền, để miếng gừng vàng trong, ngọt cay vừa vặn mới được cho là thành công.

Năm nay, bên cạnh bán mứt cho bà con trong huyện, bà Út lần đầu "khoe" hàng lên online và bao nhiêu hàng ra lò đều được khách hàng hốt sạch, đặc biệt là người dân TPHCM.

Mứt gừng tết của bà Út

 

Bên cạnh mứt gừng, ngày Tết của người dân miền Tây còn phải có bánh tét. Bánh tét nhân mỡ, nhân đậu xanh, nhân chuối là 3 loại nhân khoái khẩu của người dân miền Tây. Bà Bùi Thị Tuyết (62 tuổi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) đã trang bị đến 2 nồi bánh cỡ đại để phục vụ gói bánh cho bà con dịp cận tết.

Từ 2 tháng trước, những đợt bánh đầu tiên của bà Tuyết đã đến tay người dân TPHCM với chiến lược "chào hàng" trên mạng. Như mọi năm, gia đình bà sẽ nhận đặt bánh ngày tết với số lượng theo yêu cầu của khách. Giá bánh dao động từ 45.000-70.000 đồng/đòn bánh, tùy vào loại nhân và trọng lượng bánh.

Bánh Tét miền Tây
Bánh tét miền Tây

 

Bà Tuyết kiểm tra lại bánh, sau đó sẽ phơi bánh qua 1 đêm
Bà Tuyết kiểm tra lại bánh, sau đó sẽ treo bánh qua một đêm

Bà Tuyết cho biết: "Năm nào cũng vậy, tôi và các chị em trong xóm cùng rủ nhau làm mang lên TPHCM bán. Mỗi người một việc. Người tìm lá chuối, ngâm nếp, đậu, người gói bánh, người canh nấu bánh... Chúng tôi làm bao nhiêu người ta cũng mua hết, nhưng chúng tôi chỉ làm đủ để chia nhau tiêu tết. Do làm thủ công nên mỗi nồi bánh chỉ được 70 đòn, và phải mất 3 ngày cho quá trình chuẩn bị lá, nếp và các loại nguyên liệu khác. Đó là chưa tính nhiều người còn đặt những chuẩn riêng cho mình".  

Hai món truyền thống khác là lạp xưởng và củ kiệu cũng bắt đầu sôi động những ngày gần đây của bà con miền Tây. Đặc biệt, với mặt hàng lạp xưởng do có những công đoạn phức tạp nên hiện chỉ có một số ít gia đình còn giữ được nghề truyền thống này.

Bà Chín Tốt hơn nửa đời người gắng bó với lạp xưởng
Bà Chín Tốt gần nửa đời người gắn bó với lạp xưởng

Tết đến, những hộ gia đình còn bám trụ với nghề, đang tất bật chuẩn bị cho những đơn hàng gấp tết cuối năm. Bà Chín Tốt (xã Long Sơn, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) - người dành rất nhiều tâm huyết để làm lạp xưởng, cho biết: "Mỗi dịp cận tết, gia đình phải thuê 9 người để hỗ trợ làm lạp xưởng tết, công việc đơn giản, nhưng làm với số lượng lớn, giao cho bà con trong tỉnh và TPHCM nên mọi người phải làm cả ngày và đêm mới kịp giao hàng".

Lạp xưởng cần được phơi đủ nắng mới có thể lên màu đẹp
Lạp xưởng cần được phơi đủ nắng mới có thể lên màu đẹp

Theo bà Chín Tốt, giá thuê công nhân là 25.000 đồng/giờ, người dân trong xóm đến hỗ trợ bao nhiêu giờ, bà trả tiền bấy nhiêu. Lạp xưởng tại đây có 2 vị ngọt và chua, nhưng phần lớn, các đơn hàng đều đặt lạp xưởng ngọt vì hợp với khẩu vị của nhiều khách, đặc biệt là người dân TPHCM. Giá lạp xưởng hiện tại tùy nơi, dao động khoảng 200.000 đồng. Dịp tết, giá lạp xưởng sẽ bị đội lên khá nhiều do nhu cầu tiêu thụ và chi phí thuê nhân công làm những ngày cận tết cao hơn.

Nếu như mọi năm gia đình bà Chín Tốt làm khoảng 5.000 kg thì năm nay bà chỉ làm khoảng 3.500kg vì lo ngại dịch bệnh nên bà không đi lại nhiều. 

Sau khi rọc lá, lá chuối được lau sạch và phân loại
Sau khi rọc, lá chuối được lau sạch và phân loại
Thời điểm đầu tháng Chạp, cặp bánh như hình chỉ có giá 90.000 đồng
Thời điểm đầu tháng Chạp, cặp bánh chỉ có giá 90.000 đồng
Bánh được phân loại và xếp vào thùng, vận chuyển lên TPHCM
Bánh được phân loại và xếp vào thùng, vận chuyển lên TPHCM
Hương vị miền Tây được cảm nhận rõ ràng qua vị bánh
Hương vị miền Tây được cảm nhận rõ qua vị bánh
Công đoạn gọt vỏ gừng tốn rất nhiều thời gian
Công đoạn gọt vỏ gừng tốn rất nhiều thời gian
Tất cả  gừng đều được xăm thủ công bằng tay
Tất cả gừng đều được xăm thủ công bằng tay
Do chỉ làm hộ gia đình, nên số lượng làm ra khá ít so với nhu cầu đặt mứt của bà con trong vùng và người dân TPHCM
Do chỉ làm hộ gia đình, nên số lượng làm ra khá ít so với nhu cầu đặt mứt của bà con trong vùng và người dân TPHCM
Theo thứ tự, ai đặt hàng trước sẽ được ưu tiên giao trước, những đơn hàng còn lại, bà Út đang cố gắng làm kịp Tết
Theo thứ tự, ai đặt hàng trước sẽ được ưu tiên giao trước. Những đơn hàng còn lại, bà Út đang cố gắng làm kịp tết
Hộp mức gừng 1kg thành phầm có giá từ 150.000 đồng.
Hộp mứt gừng 1kg thành phẩm có giá từ 150.000 đồng

 

Lạp xưởng tươi là món không thể thiếu ngày Tết
Lạp xưởng tươi là món không thể thiếu ngày Tết

 

Sau khi thành phẩm, lạp xưởng được cắt tỉa đẹp mắt, trước khi gửi đến tay người tiêu dùng
Sau khi thành phẩm, lạp xưởng được cắt tỉa đẹp mắt, trước khi gửi đến tay người tiêu dùng

 

Lạp xưởng được đóng thành túi 0,5kg và 1kg tùy nhu cầu người mua
Lạp xưởng được đóng thành túi 0,5kg và 1kg tùy nhu cầu người mua

Tam Nguyên

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=