Phụ huynh 'vắt óc' không giải nổi bài tập Tiếng Việt lớp 5

17/06/2016 - 06:18

PNO - Nhiều phụ huynh cảm thấy hoang mang, không biết phải làm sao trước bài tập trong Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 (tập 1).

Nhiều phụ huynh cảm thấy hoang mang, không biết phải làm sao trước bài tập trong Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5.

Cụ thể, chị Thu Quế (quận Đống Đa, Hà Nội) đặt câu hỏi "Bài tập 3 như vậy là yêu cầu gì? Vì ghép âm đầu với các chữ còn lại đều không được. Vậy mục đích của bài tập này là gì?" kèm hình ảnh chụp lại "Bài tập này nằm trong trang 7 SGK lớp 5 (tập 1)".

Phu huynh 'vat oc' khong giai noi bai tap Tieng Viet lop 5
Bài tập số 3 khó hiểu.

Phụ huynh này cho hay: "Khi con nhờ giảng bài tập này mình đã thực sự bó tay không hiểu nổi đề yêu cầu gì? Mang bài tập đến cơ quan hỏi các mẹ thì các mẹ đều mếu mặt, vắt óc vẫn không ra.

Hầu hết các mẹ đều bối rối và không hiểu đề bài này nhằm rèn luyện kỹ năng gì, nhất là khi bé nhà chị đã học lên tới lớp 5?".

Câu hỏi của chị Quế ngay lập tức nhận được nhiều đáp án và phản hồi có phần tranh luận từ nhiều phía. Anh Nam Hoàng giải thích: "Âm "cờ" đứng trước âm e, ê,i viết bằng con chữ "k". Đứng trước các âm còn lại viết bằng con chữ "c". Nhưng âm đầu "c" đứng trước âm đệm o hoặc u phải viết bằng con chữ "q" mới đầy đủ".

Chị Vũ Thu H. (cử nhân đại học Luật) đặt câu hỏi: "Tại sao không viết là âm "ka", mà lại gọi là "cờ". Bài học này khó hiểu quá!". Đa số ý kiến của các phụ huynh đều cho rằng bài tập này khá khó hiểu và khó lòng giải được.

Thậm chí, có phụ huynh còn hài hước "Bài này lên đại học học môn Cơ sở văn hóa Việt Nam hoặc Nhập môn Việt ngữ học, Ngữ âm học Tiếng Việt thì mới biết được!" Đa số các phụ huynh khi được hỏi đều phản ứng "bó tay" trước bài tập lớp 5 này của con và không có câu trả lời.

Phu huynh 'vat oc' khong giai noi bai tap Tieng Viet lop 5
SGK Tiếng Việt 5 (tập 1)

Trao đổi với báo Phụ nữ TP HCM, chị Hoàng Thị Liên (một giáo viên Tiểu học) giải thích bài tập hóc búa theo cách cực kỳ dễ.

Theo chị Liên, quy tắc viết chính tả với các âm này học sinh được học từ lớp 1 và các lớp sau luôn được sử dụng và củng cố. Đến bài tập này đã là lớp 5 lại thông qua đoạn ngữ liệu có trước không có gì khó cả.

"Âm "cờ" dứng trước i, e, ê ta viet bằng con chữ 'k' trường hợp còn lại viết bằng con chữ 'c'. Âm 'gờ' đứng trước i, e, ê ta viết bằng con chữ 'gh'. Âm 'ngờ' đứng trước i, e, ê ta viết bằng chữ 'ngh'.

Chị Liên cho hay mục đích của bài tập này giúp học sinh phân biệt vị trí đứng của các âm trong bảng chữ cái "Có lẽ đối với các mẹ thì khó nhưng đối với các bé thì chỉ mấy phút là xong nếu chú ý nghe giảng", chị Liên nói.

Tân An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI