Nơi chôn cất cá voi nhiều nhất xứ Nghệ

19/08/2023 - 10:38

PNO - Nằm khuất giữa phố biển tấp nập của xứ Nghệ là 1 khu nghĩa địa cá voi độc đáo với nhiều sự tích kỳ bí.

 

Đền Làng Hiếu (khối Hải Thanh, phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An). Đền được xây dựng từ thời Lê, cách trung tâm thị xã Cửa Lò chừng 3km. Đền có tuổi đời hơn 350 năm, hư hỏng khá nhiều do nhiều biến cố lịch sử. Năm 2011, đền được chính quyền cùng người dân góp công, góp sức phục dựng, tôn tạo trên nền đất cũ.
Đền Làng Hiếu (khối Hải Thanh, phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) được xây dựng từ thời Lê, cách trung tâm thị xã Cửa Lò chừng 3km. Đền có tuổi đời hơn 350 năm, hư hỏng khá nhiều do nhiều biến cố lịch sử. Năm 2011, đền được chính quyền cùng người dân góp công, góp sức phục dựng, tôn tạo trên nền đất cũ.
Theo ghi chép được lưu tại đền, năm 1782 vùng Cửa Hội (thị xã Cửa Lò) bị dịch tả hoành hành khiến nhiều người chết. Một thầy lang đi qua đã cứu chữa cho người dân trong vùng mà không lấy tiền công. Hết dịch bênh, người dân không còn thấy thầy lang đâu nữa, cũng không biết tên tuổi và quê quán. Tưởng nhớ công ơn của ông, dân làng đã tôn là bản cảnh Thành Hoàng và dựng đền để thờ phụng.
Theo ghi chép được lưu tại đền, năm 1782 vùng Cửa Hội (thị xã Cửa Lò) bị dịch tả hoành hành khiến nhiều người chết. Một thầy lang đi qua đã cứu chữa cho người dân trong vùng mà không lấy tiền công. Hết dịch bênh, người dân không còn thấy thầy lang đâu nữa, cũng không biết tên tuổi và quê quán. Tưởng nhớ công ơn của ông, dân làng đã tôn là bản cảnh Thành Hoàng và dựng đền để thờ phụng.
Ngôi đền cũng là nơi cư dân miền biển Cửa Hội chọn để thờ các vị thần như: Cao Sơn, Cao Các, Đức Thánh Mẫu, Sát Hải Đại Vương Hoành Tá Thôn.
Ngôi đền cũng là nơi cư dân miền biển Cửa Hội chọn để thờ các vị thần như: Cao Sơn, Cao Các, Đức Thánh Mẫu, Sát Hải Đại Vương Hoành Tá Thôn.
Điều đặc biệt của ngôi đền này so với các ngôi đền khác trên cả nước, thu hút sự hiếu kì của người dân khi ghé qua đó chính là khu lăng mộ thờ 89 xương cốt vị Thần Ngư (hay còn gọi là cá voi, cá Ông).
Điều đặc biệt của ngôi đền này so với các ngôi đền khác trên cả nước, thu hút sự hiếu kỳ của người dân khi ghé qua đó chính là khu lăng mộ thờ 89 xương cốt vị Thần Ngư (hay còn gọi là cá voi, cá Ông).
Trong số này, phần mộ to nhất được ngư dân gọi là thần đức ngư ông. Mộ được thiết kế kiểu nhà vuông hai tầng 8 mái. Tương truyền, xưa kia ở vùng biển Cửa Hội có con cá voi to như tàu đánh cá. Nhiều lần biển động, ngư dân đi biển gặp nạn được cá voi kê lưng đỡ thuyền khỏi lật. Về sau, cá voi chết dạt vào bờ biển Cửa Hội. Lễ an táng cá voi diễn ra vô cùng long trọng với sự tham gia của hầu hết người dân miền biển này.
Trong số này, phần mộ to nhất được ngư dân gọi là thần đức ngư ông. Mộ được thiết kế kiểu nhà vuông 2 tầng 8 mái. Tương truyền, xưa kia ở vùng biển Cửa Hội có con cá voi to như tàu đánh cá. Nhiều lần biển động, ngư dân đi biển gặp nạn được cá voi kê lưng đỡ thuyền khỏi lật. Về sau, cá voi chết dạt vào bờ biển Cửa Hội. Lễ an táng cá voi diễn ra vô cùng long trọng với sự tham gia của hầu hết người dân miền biển này.
Phía trước phần mộ thần đức ngư ông là nơi an táng của 88 con cá voi khác. Các mộ này xây giống nhau bằng đá, vôi vữa, trên mộ thể hiện hình con cá voi.
Phía trước phần mộ thần đức ngư ông là nơi an táng của 88 con cá voi khác. Các mộ này xây giống nhau bằng đá, vôi vữa, trên mộ thể hiện hình con cá voi.
Trước cổng vào nghĩa trang cá voi được đặt 2 tảng đá lớn. Trước mỗi tảng đá đều có lư hương.
Trước cổng vào nghĩa trang cá voi được đặt 2 tảng đá lớn. Trước mỗi tảng đá đều có lư hương.
Theo người dân địa phương, những tảng đá này đã có từ lâu đời. Tương truyền đây là những tảng đá nổi, được ngư dân mang về đặt trước cổng nghĩa trang cá voi.
Theo người dân địa phương, những tảng đá này đã có từ lâu đời. Tương truyền đây là những tảng đá nổi, được ngư dân mang về đặt trước cổng nghĩa trang cá voi.
Với ngư dân miền biển, cá Ông được xem như là một vị thần. Trong mỗi chuyến đi biển, nhờ ngài mà sóng yên biển lặng, ngư dân được bình an. Ngư dân còn quan niệm, tuyệt đối không săn bắt và ăn thịt cá Ông. Mỗi lần gặp cá mắc cạn đều ra sức cứu giúp và đưa cá ra biển. Ông Nguyễn Võ Hạ (76 tuổi, người trông coi đền Làng Hiếu) cho biết, ngư dân địa phương quan niệm, người nào phát hiện cá voi chết thì phải có bổn phận chôn cất, hương khói. 3 năm sau làm lễ cải táng, mang xương cốt tới đền Làng Hiếu thờ phụng. “Dịp rằm, lễ tết nhiều người dân từ khắp nơi cũng thường về đền thắp hương trên các phần mộ cá voi”, ông Hạ nói.
Với ngư dân miền biển, cá Ông được xem như là một vị thần. Trong mỗi chuyến đi biển, nhờ ngài mà sóng yên biển lặng, ngư dân được bình an. Ngư dân còn quan niệm, tuyệt đối không săn bắt và ăn thịt cá Ông. Mỗi lần gặp cá mắc cạn đều ra sức cứu giúp và đưa cá ra biển. Ông Nguyễn Võ Hạ (76 tuổi, người trông coi đền Làng Hiếu) cho biết, ngư dân địa phương quan niệm, người nào phát hiện cá voi chết thì phải có bổn phận chôn cất, hương khói. 3 năm sau làm lễ cải táng, mang xương cốt tới đền Làng Hiếu thờ phụng. “Dịp rằm, lễ tết nhiều người dân từ khắp nơi cũng thường về đền thắp hương trên các phần mộ cá voi” - ông Hạ nói.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI