Người Trung Quốc đổ xô sắm hàng xa xỉ vì "đại dịch không thể thay đổi lối sống của người giàu"

03/04/2022 - 06:19

PNO - Mức mua hàng xa xỉ trong nước ở Trung Quốc đạt 74 tỷ USD vào năm 2021 trong khi tổng doanh thu trong nước và cả quốc tế của năm 2019 là 120 tỷ USD.

Đầu tuần này, một cuộc mua sắm điên cuồng đã diễn ra tại một cửa hàng thương hiệu cao cấp mới khai trương ở Trịnh Châu, thủ phủ của tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc. Cuộc mua sắm điên cuồng này đã làm nổi bật "tiềm năng sức tiêu thụ khổng lồ" ở các thành phố được xem là cấp thấp hơn của Trung Quốc sau hai năm hạn chế bởi coronavirus.

Cửa hàng Hermes là một trong những cửa hàng đầu tiên mở cửa ở Trịnh Châu, thu hút nhiều sự thích thú cho người tiêu dùng ở thành phố từng bị lũ lụt khủng khiếp hồi năm ngoái khi họ xếp hàng dài tới 4 tiếng để có được các sản phẩm của nhà thiết kế.

18 nhân viên bán hàng đã túc trực nhưng vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.  Đến 18h, khu vực túi xách và hành lý gần như hết hàng, chỉ còn hàng trưng bày,
18 nhân viên bán hàng của cửa hàng Hermes ở Tịnh Châu đã túc trực phục vụ nhưng vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng Trung Quốc. Ngày khai trương, khu vực túi xách gần như hết hàng, chỉ còn hàng trưng bày

Hình ảnh và những đoạn clip được ghi lại vô cùng sống động đã được chia sẻ trên các nền tảng của Trung Quốc, với một dòng chú thích “đại dịch COVID-19 đã không thay đổi lối sống của người giàu”.

"Người dân ở các thành phố như Trịnh Châu, được gọi là các thành phố cấp thấp hơn so với các thành phố khác ở Trung Quốc nhưng nhìn chung vẫn được xem là giàu có. Họ đã không chi tiêu nhiều trong gần hai năm qua, chính vì vậy họ có sức tiêu thụ rất lớn”, Michael Cheng, lãnh đạo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại PwC có trụ sở tại Hồng Kông cho biết.

“Nhu cầu đối với hàng xa xỉ vẫn còn rất cao và người tiêu dùng Trung Quốc vẫn sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trên thị trường hàng xa xỉ", Michael Cheng nói thêm.

Sức mua sắm hàng xa xỉ của Trung Quốc không hề giảm trong hia năm đại dịch
Sức mua sắm hàng xa xỉ của Trung Quốc không hề giảm trong 2 năm đại dịch

Các thương hiệu xa xỉ ngày càng hướng đến thị trường ở các thành phố cấp thấp của Trung Quốc, nơi chi tiêu cho hàng thiết kế đã trở nên ngang ngửa với các thành phố giàu có như Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến.

Tuy nhiên, các thành phố hàng đầu như Thượng Hải và Bắc Kinh đã bão hòa. Ngoài ra, việc các cửa hàng sang trọng ở các thành phố lớn phải trả giá thuê mặt bằng quá cao đã khiến các thương hiệu xa xỉ thâm nhập vào thị trường ở các thành phố nhỏ hơn của Trung Quốc.

Trung Quốc trở thành thị trường hàng xa xỉ lớn nhất thế giới vào năm 2025
Trung Quốc được dự đoán sẽ trở thành thị trường hàng xa xỉ lớn nhất thế giới vào năm 2025

Theo Amrita Banta, Giám đốc điều hành của Agility Research & Strategy, Trịnh Châu là một thị trường chưa được khai thác hết và đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng kinh tế rất mạnh mẽ.

"Chi tiêu xa xỉ ở Trung Quốc được thúc đẩy không chỉ bởi việc không có khả năng đi du lịch nước ngoài mà còn bởi thực tế là giới giàu có của Trung Quốc tiếp tục hoạt động khá tốt về mặt tài chính, đặc biệt là về các khoản đầu tư của họ", Amrita Banta nhận định.

Năm 2019, người mua sắm Trung Quốc đã chi khoảng 120 tỷ USD cho các mặt hàng thiết kế, bao gồm cả tiêu dùng trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, theo công ty tư vấn toàn cầu Bain & Company, việc mua hàng hóa ở nước ngoài đã giảm gần bằng 0 trong 2 năm qua, trong khi việc mua hàng xa xỉ trong nước vào năm 2021 đạt 74 tỷ USD. 

Ngoài ra, bất chấp những hạn chế về việc đi lại đang diễn ra, người tiêu dùng vẫn đang mua hàng hóa nước ngoài trực tuyến và tại các cửa hàng miễn thuế. Điển hình là tỉnh Hải Nam, phía nam của Trung Quốc, nơi chi tiêu tại các cửa hàng miễn thuế đã tăng hơn 80% vào năm ngoái.

"Chúng tôi dự đoán sự tăng trưởng này sẽ tiếp tục và đưa Trung Quốc trở thành thị trường hàng xa xỉ lớn nhất thế giới vào năm 2025", Amrita Banta nói.

Thảo Nguyễn (theo SCMP)

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI