Người dân nghèo trong những nhà trọ “xông hơi” xoay xở chống nóng

24/06/2023 - 06:15

PNO - Giữa cái nắng bỏng rát xứ Nghệ, nhiều người dân nghèo đang phải xoay xở đủ cách để chống nóng trong những dãy nhà trọ xập xệ, “xông hơi”.

Nắng nóng gay gắt kéo dài hơn 1 tuần qua đã khiến cuộc sống của người dân Nghệ An đảo lộn. Đặc biệt là đối với những người dân nghèo ở trong những dãy nhà trọ thấp lè tè ở TP Vinh (Nghệ An) để mưu sinh. Không còn cách nào khác, họ buộc phải gồng mình, tìm đủ cách để chống lại những đợt nắng nóng gắt.
Nắng nóng gay gắt kéo dài hơn 1 tuần qua ở Nghệ An khiến cuộc sống của người dân đảo lộn, đặc biệt là những người dân nghèo ở những dãy nhà trọ thấp lè tè ở TP Vinh (Nghệ An). Họ buộc phải gồng mình, tìm đủ cách để chống lại những đợt nắng nóng gay gắt.
Đôi mắt uể oải, tỏ rõ sự mệt mỏi vì thiếu ngủ, chị Nguyễn Thị Lan (42 tuổi, quê huyện Anh Sơn, Nghệ An) cho biết, công việc của chị là dọn dẹp ở nhà hàng từ 17g chiều đến 23g đêm. Mùa này, khách đến ăn uống đông, công việc khá vất vả. “Nhiều hôm mệt rã rời, chỉ mong được về để ngủ. Nhưng về đến phòng, nóng quá lại ngủ không được” - chị Lan nói.
Chị Nguyễn Thị Lan (42 tuổi, quê huyện Anh Sơn, Nghệ An) cho biết, công việc của chị là dọn dẹp ở nhà hàng từ 17g đến 23g. "Mùa này, khách đến ăn uống đông, công việc khá vất vả, nhiều hôm mệt rã rời, chỉ mong được về để ngủ. Nhưng về đến phòng, nóng quá lại ngủ không được” - chị Lan nói.
Được xem là hộ khá giả nhất xóm trọ do mới “tậu” được chiếc máy lạnh, chị Nguyễn Thị Mai (26 tuổi, quê huyện Đô Lương, Nghệ An) chỉ cười trừ “nóng quá! Con nhỏ mới mấy tháng đêm không ngủ được, cứ quấy khóc nên vợ chồng tui chắt bóp mua cái máy lạnh cũ về dùng cho con đỡ cực thôi”. Nói là hộ khá giả, song chị Mai lắc đầu bảo, tháng vừa rồi tốn hơn 800.000 đồng tiền điện, nay chị chỉ mở máy lạnh ngày vài tiếng những lúc quá bí bách mà thôi.
Có con nhỏ, vợ chồng chị Nguyễn Thị Mai (26 tuổi, quê huyện Đô Lương, Nghệ An) cố gắng tằn tiện mua chiếc máy lạnh cũ về dùng cho con đỡ nóng. Tháng vừa rồi phải trả hơn 800.000 đồng tiền điện nên mỗi ngày chị chỉ mở máy lạnh vài tiếng vào những lúc quá nóng.
Nắng nóng đang bào mòn sức lực của những hàng trăm bệnh nhân suy thận nghèo đang tá túc ở những dãy nhà trọ chỉ rộng chừng 10m2 ở quanh Bệnh viện Đa khoa TP Vinh cơ sở 2 để lọc máy tuần 3 lần duy trì sự sống. Nắng nóng, lại ở trong diện tích chật hẹp, nhưng dụng cụ chống nóng hầu hết tại các phòng trọ chỉ là quạt điện. Xa xỉ lắm mới có quạt hơi nước.
Với hàng trăm bệnh nhân suy thận nghèo đang tá túc ở những dãy nhà trọ chỉ rộng chừng 10m2 ở quanh Bệnh viện đa khoa TP Vinh cơ sở 2 để lọc máy, nắng nóng thực sự đã bào mòn sức lực của họ.
Bà Đồng Thị Son (70 tuổi, quê huyện Yên Thành, Nghệ An) cho biết, hơn 4 “bỏ nhà” xuống phố ở trọ chữa bệnh, đây là mùa hè bà thấy ngột ngạt nhất. “Tiền bạc có đồng nào dồn chữa bệnh rồi, làm gì có điều kiện mua điều hòa đâu”, bà Son nói và cho hay, để chống nóng, vợ chồng bà lắp đặt 5 chiếc quạt đủ các loại bên trong phòng.
Bà Đồng Thị Son (70 tuổi, quê huyện Yên Thành, Nghệ An) cho biết, hơn 4 năm “bỏ nhà” xuống phố ở trọ chữa bệnh, đây là mùa hè bà thấy ngột ngạt nhất. “Tiền bạc có đồng nào dồn chữa bệnh rồi, làm gì có điều kiện mua máy lạnh” - bà Son nói và cho hay, để chống nóng, vợ chồng bà lắp 5 chiếc quạt đủ các loại trong phòng.
“Chủ lực vẫn là quạt cây, quạt trần thôi, chạy cả ngày nhiều lúc phải đổi quạt không nóng quá chập cháy mất. Quạt hơi nước thì lúc nào nóng quá mới dám dùng thế mà tháng vừa rồi cũng tốn 400.000 đồng tiền điện cơ đó”, bà Son nói.
Bà cho biết, chủ yếu dùng quạt trần, chỉ dám mở quạt hơi nước vào những lúc nóng quá, vậy nhưng tháng vừa rồi cũng tốn 400.000 đồng tiền điện.
Hành lang rộng rãi trước dãy nhà trọ trở thành nơi “trú ẩn” của những bệnh nhân nghèo, nhưng cũng không thoát được cái nóng thiêu đốt của gió Lào.
Trời quá nóng, các bệnh nhân tập trung ngồi ở hành lang rộng rãi trước dãy nhà trọ cho đỡ bức bí.
Những gốc cây cổ thụ ở cạnh những xóm trọ cũng trở thành nơi “trú ẩn” lý tưởng của nhiều bệnh nhân nghèo.
Những gốc cây cổ thụ ở cạnh các xóm trọ trở thành nơi tránh nắng lý tưởng của nhiều bệnh nhân nghèo.
Chị Phan Thị Phương (34 tuổi, quê thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) nói rằng: “Nóng quá thì vào tắm, nhưng đêm cũng không dám tắm nhiều vì sợ ốm, chúng tôi phải dùng khăn ướt lau qua người, rồi đắp lên bụng cho đỡ nóng”, chị Phương nói.
Chị Phan Thị Phương (34 tuổi, quê thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) cho biết: “Nóng quá thì vào tắm, nhưng đêm cũng không dám tắm nhiều vì sợ bệnh, chúng tôi phải dùng khăn ướt lau qua người, rồi đắp lên bụng cho đỡ nóng”.
Sức nóng từ mái lợp fibro xi măng nén xuống, từ tường nhà hắt vào, từ quạt phả ra như muốn “nướng” mọi thứ ở bên trong căn phòng trọ nhỏ xíu. Nhiều thời điểm quạt chạy càng mạnh càng nóng, nhiều người phải ra ngoài hóng gió trời, dùng khăn thấm nước đặt lên đầu.
Sức nóng từ mái lợp fibro xi măng nén xuống, từ tường nhà hắt vào, từ quạt phả ra như muốn “nướng” mọi thứ bên trong căn phòng trọ nhỏ xíu. Nhiều thời điểm quạt chạy càng mạnh càng nóng, nhiều người phải ra ngoài hóng gió trời, dùng khăn thấm nước đặt lên đầu.
Để giảm bớt hơi nóng trong phòng trọ, vợ chồng ông Phạm Văn Vũ (60 tuổi, quê huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) phải liên tục lau nền nhà, mang những chậu nước đặt quanh giường, thỉnh thoảng lại dùng khăn ướt lau chiếu.
Để giảm bớt hơi nóng trong phòng trọ, vợ chồng ông Phạm Văn Vũ (60 tuổi, quê huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) phải liên tục lau nền nhà, mang chậu nước đặt quanh giường, thỉnh thoảng lại dùng khăn ướt lau chiếu.
Khoảnh thềm nhỏ trước cửa phòng trọ ở tầng 2 hơn 1 tháng qua trở thành nơi lý tưởng để vợ chồng chị Lô Thị Cúc (35 tuổi, quê huyện Quế Phong, Nghệ An) hóng mát. Thỉnh thoảng, 2 vợ chồng lại thay phiên dùng khăn nhúng nước rồi lau người cho nhau. “Thỉnh thoảng nóng quá, chúng tôi phải ôm gối lên bệnh viện ngủ ké chút điều hòa. Cũng may các bác sĩ hiểu, những ngày ít bệnh nhân họ cho phép vào trú nắng”, chị Cúc nói.
Hơn 1 tháng qua, khoảnh thềm nhỏ trước cửa phòng trọ ở tầng 2 trở thành nơi lý tưởng để vợ chồng chị Lô Thị Cúc (35 tuổi, quê huyện Quế Phong, Nghệ An) hóng mát. Thỉnh thoảng, hai vợ chồng lại thay phiên dùng khăn nhúng nước rồi lau cho nhau. “Nhiều hôm nóng quá, chúng tôi phải ôm gối lên bệnh viện ngủ ké máy lạnh. Cũng may các bác sĩ hiểu, những ngày ít bệnh nhân, họ cho phép vào trú nắng” - chị Cúc nói.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI