Có một vùng không gian khác ở địa đạo Củ Chi

12/09/2020 - 07:35

PNO - Địa đạo Củ Chi không chỉ có các hầm chui, địa đạo, các quang cảnh thời chiến dễ bị cho là khô khan mà còn có nhiều điều thú vị khác...

Địa đạo Củ Chi đang gây chú ý khi vừa được UBND TPHCM gửi công văn đến Bộ Quốc phòng xin ý kiến để lập hồ sơ đệ trình UNESCO ghi vào danh mục Di sản thế giới. Từ lâu nay, địa đạo Củ Chi đã quá quen thuộc với nhiều người thông qua các bài học lịch sử, các phương tiện truyền thông... Tuy nhiên, địa đạo Củ Chi không chỉ có các hầm chui địa đạo, các quang cảnh thời chiến dễ bị cho là khô khan không hấp dẫn du khách trẻ mà còn có nhiều điều thú vị khác.

 Đặc biệt, khung cảnh vùng giải phóng được tái hiện lại trong địa đạo Củ Chi là điểm nhấn không thể bỏ qua khi đến nơi này.
Khung cảnh vùng giải phóng được tái hiện trong địa đạo Củ Chi là điểm nhấn không thể bỏ qua khi đến nơi này.
Khách như được sống trong khung cảnh xưa, với những hình ảnh về cuộc sống của người dân và cán bộ, chiến sĩ du kích hoạt động trong vùng giải phóng Củ Chi.
Khách tham quan như được sống trong khung cảnh xưa, với những hình ảnh về cuộc sống của người dân và các chiến sĩ hoạt động trong vùng giải phóng Củ Chi.
Một nếp nhà xưa, với những sào phơi bánh tráng, nhìn là biết ở Củ Chi, bởi nơi đây nổi tiếng có làng nghề truyền thống bánh tráng.
Một nếp nhà xưa, với những sào phơi bánh tráng - nhìn là biết ở Củ Chi - bởi nơi đây nổi tiếng có làng nghề truyền thống bánh tráng.
 Cận cảnh một lò bánh tráng tại gia đang đỏ lửa. Khách tham quan cũng có thể thưởng thức món bánh tráng nóng mới tráng ra lò.
Cận cảnh một lò bánh tráng tại gia đang đỏ lửa. Khách tham quan cũng có thể thưởng thức món bánh tráng nóng mới ra lò.

 
Một nếp nhà gỗ mái ngói xưa giữa không gian xanh mướt của một Làng quê ngoại ô với những ngõ trúc.

 

Một nếp nhà gỗ mái ngói xưa giữa không gian xanh mướt của một làng quê ngoại ô với những ngõ trúc.
Một nếp nhà gỗ mái ngói xưa giữa không gian xanh mướt của một làng quê ngoại ô với những ngõ trúc. 
 Khung cảnh nơi đây là những hình ảnh từng rất quen thuộc của những thập niên 60-70 ở vùng ven đô Sài Gòn. Chiếc khạp đựng nước mưa bên hông nhà hẳn là sẽ gợi nhiều hồi ức về kỷ niệm.
Nghề đan mấy tre lá cũng được phục dựng lại, không khác gì khung cảnh thật trước đó.
Nghề đan mây tre lá cũng được phục dựng lại, không khác gì khung cảnh thật trước đó.
Những vật dụng quen thuộc giờ rất hiếm gặp: đèn  dầu, hũ, chén, bình trà, lư hương… từng được nhiều gia đình sử dụng trong thế kỷ trước.
Những vật dụng quen thuộc giờ rất hiếm gặp: đèn dầu, hũ, chén, bình trà, lư hương… từng được nhiều gia đình sử dụng trong thế kỷ trước.
9 Bên cạnh hầm trú ẩn là chiếc bàn ăn với cái lồng bàn bằng mây giờ  hầu như đã tuyệt tích.
Bên cạnh hầm trú ẩn là chiếc bàn ăn với cái lồng bàn bằng mây giờ hầu như đã tuyệt tích.
Sau lưng một ngôi nhà, là sàn nước bằng tre và cái nia phơi ớt, khung cảnh luôn gợi lên sự bình yên quê nhà của mỗi người.
Sau lưng một ngôi nhà là sàn nước bằng tre và nia phơi ớt, khung cảnh luôn gợi lên sự bình yên quê nhà của mỗi người.
Hồ cảnh quan mô phỏng Biển Đông và trồng rừng gỗ quý 3 miền theo hình dáng bản đồ Việt Nam. Nơi đây khá thích hợp với các hoạt động thể dục, cắm trại, picnic ngoài trời.
Hồ cảnh quan khá thích hợp với các hoạt động thể dục, cắm trại, picnic ngoài trời
Khu di tích địa đạo Củ Chi rất dễ tìm, cách trung tâm TPHCM 70km về hướng tây bắc. Vé vào cổng tham quan là 40.000 đồng/người. Ảnh: diadaocuchi
Khu di tích địa đạo Củ Chi rất dễ tìm, cách trung tâm TPHCM 70km về hướng tây bắc. Vé vào cổng tham quan là 40.000 đồng/người. 

Thế Đanh. Ảnh: S.Trà, diadaocuchi

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI