Có một địa đạo ngay giữa lòng thành phố

04/08/2022 - 14:59

PNO - Địa đạo Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú, TPHCM) là địa đạo lâu đời, được quân và dân ta xây dựng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ (năm 1947).

Nếu địa đạo Củ Chi (đào 1946-1948) được mệnh danh là đất thép để ca ngợi ý chí phòng thủ kiên cường của quân và dân nơi đây, đã quá nổi tiếng đối với du khách khi đến TPHCM. Thì địa đạo Phú Thọ Hòa (đào khoảng cuối năm 1946, đầu những năm 1947) là niềm tự hào của người dân, chính quyền quận Tân Phú hiện tại. Vì là địa đạo kháng chiến lâu đời của nhiều đơn vị vũ trang Thành phố và quân dân quận Gò Vấp, quận Tân Bình nay là quận Tân Phú, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. (Trong ảnh: Cổng vào địa đọa Phú Thọ Hòa, tọa lạc tại số 139 đường Phú Thọ Hòa, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TPHCM)
Nếu địa đạo Củ Chi (đào 1946-1948) trên vùng "đất thép" đã quá nổi tiếng thì địa đạo Phú Thọ Hòa (đào khoảng cuối năm 1946, đầu những năm 1947) là niềm tự hào của người dân, chính quyền quận Tân Phú hiện tại, vì là địa đạo kháng chiến lâu đời của nhiều đơn vị vũ trang thành phố và quân dân quận Gò Vấp, quận Tân Bình nay là quận Tân Phú, trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. (Trong ảnh: Cổng vào địa đạo Phú Thọ Hòa - số 139 đường Phú Thọ Hòa, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TPHCM)
Địa đạo được đào sâu trong lòng đất hơn 3m, cao 1m, rộng từ 0,6-0,8m. Hai bên ó nhiều ngách đi sang nhiều hướng khác nhau, địa đạo có hai tầng, đường đi của địa đạo có lúc trũng xuống có lúc trồi lên, có nhiều lõ thông
Địa đạo được đào sâu trong lòng đất hơn 3m, cao 1m, rộng từ 0,6 - 0,8m. 2 bên có nhiều ngách đi sang nhiều hướng khác nhau, địa đạo có 2 tầng, đường đi của địa đạo có lúc trũng xuống có lúc trồi lên, có nhiều lỗ thông hơi và nhiều miệng hầm ngụy trang cẩn thận tùy thuộc địa hình tự nhiên của vùng. Từ 700m ban đầu tại ấp Lộc Hòa, địa đạo phát triển nối dài đến ấp Phú Thạnh, Bình Long, Bình Đông với tổng chiều dài khoảng 1km. (Trong ảnh: mô hình mặt cắt địa đạo Phú Thọ Hòa tại phòng trưng bày).
Thực hiện chủ trương kháng chiến chống thực dân Pháp của Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ (1946-1947)
Thực hiện chủ trương kháng chiến chống thực dân Pháp của Ủy ban kháng chiến hành chính Nam bộ (1946-1947), dưới sự chỉ đạo của Quận ủy quận Gò Vấp, Chi bộ Đảng, Ủy ban kháng chiến hành chính xã Phú Thọ Hòa đã chọn ấp Lộc Hòa - nơi có địa hình phù hợp để đào hầm bí ẩn, giao thông hào và địa đạo nhằm bám trụ địa bàn, chống các cuộc càn quét của địch, bảo vệ và phát triển lực lượng cách mạng. (Trong ảnh: Nhóm sinh viên một trường đại học tại TPHCM đang chui địa đạo Phú Thọ Hòa. Hiện nay địa đạo đã làm lại khoảng 100m nhưng vẫn giữ gần như kiến trúc cho người dân, du khách được trải nghiệm nơi trú ẩn trong kháng chiến năm xưa).
Do địa đạo được thiết kế vừa vặn với hình thể của các cán bộ chiến sĩ, vừa để ngụy trang nên cửa vào, và lối đi khá nhỏ và không có hệ thống chiếu sáng nên cần có đèn chiếu sáng khi di chuyển. Một lưu ý cho du khách trải nghiệm các khu địa đạo, hầm trú ẩn do đào sâu dưới đất, nên các địa danh này không khuyến khích du khách có tiền sử bệnh tim trải nghiệm chui địa đạo.
Do địa đạo được thiết kế vừa vặn với hình thể của các cán bộ chiến sĩ, vừa để ngụy trang nên cửa vào và lối đi khá nhỏ, không có hệ thống chiếu sáng nên cần có đèn chiếu sáng khi di chuyển. Một lưu ý cho du khách trải nghiệm các khu địa đạo, hầm trú ẩn: do đào sâu dưới đất, nên các địa danh này không khuyến khích du khách có tiền sử bệnh tim trải nghiệm chui địa đạo.
Đến đây tham quan, khu địa đạo có bố trí các khu vực giúp du khách, người dân có thể tự tìm hiểu về lịch sử địa đạo trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Chẳng hạn như câu chuyện hình thành địa đạo, khi mỗi ngày từ 22giờ đến 3 giờ sáng hôm sau, đồng chí Lâm Quốc Đăng - chi ủy viên quân sự xã chỉ quân du kích, quần chúng cách mạng cùng bộ đội chi đội 12 bí mật đào địa đạo, các má, các chị lo cơm nước hậu cầ, xóa dấu vết.
Khu địa đạo có bố trí các khu vực giúp du khách, người dân có thể tự tìm hiểu về lịch sử địa đạo trong cuộc kháng chiến. Chẳng hạn như câu chuyện hình thành địa đạo, khi mỗi ngày từ 22 giờ đến 3 giờ sáng hôm sau, đồng chí Lâm Quốc Đăng - chi ủy viên quân sự xã chỉ đạo quân du kích, quần chúng cách mạng cùng bộ đội chi đội 12 bí mật đào địa đạo, các má, các chị lo cơm nước hậu cần, xóa dấu vết.
Hay một câu chuyện cũng thú vị không kém là trong số những người tham gia đào địa đạo có hơn chục người mang họ cù: Cù Thược, Cù Thanh, Cù Huê, Cù Bốn, Cù Hóa, Cù Lự, Cù Sao, Cù Thực, Cù Kỳ,… nhưng sự thật các bác ấy khi sinh ra không có ai mang họ Cù cả, mà đó chỉ là một cái họ bí mật để chỉ các đồng chí trong tổ đào hầm, có thể vì thấy công việc đào hầm rất nặng nhọc, vất vả nên ai đó đã đặt để chỉ những người siêng năng, chịu khó hoàn thành nhiệm vụ.
Hay một câu chuyện cũng thú vị không kém là trong số những người tham gia đào địa đạo có hơn chục người mang họ Cù: Cù Thược, Cù Thanh, Cù Huê, Cù Bốn, Cù Hóa, Cù Lự, Cù Sao, Cù Thực, Cù Kỳ… nhưng sự thật những người ấy khi sinh ra không có ai mang họ Cù cả mà đó chỉ là họ bí mật để chỉ các đồng chí trong tổ đào hầm, có thể vì thấy công việc đào hầm rất nặng nhọc, vất vả nên ai đó đã đặt để chỉ những người siêng năng, chịu khó hoàn thành nhiệm vụ.
Các đồng chí đã tham gia đào địa đạo Phú Thọ Hòa.
Chân dung các đồng chí đã tham gia đào địa đạo Phú Thọ Hòa
Trong phòng trưng bày, n
Trong phòng trưng bày, ngoài những khoảnh khắc lịch sử của địa đạo, nơi đây cũng lưu giữ nhiều hình ảnh về các sự kiện liên quan đến các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm chung của TPHCM nói riêng và cả nước nói chung, để giúp du khách, người dân tìm hiểu lại lịch sử hào hùng của dân tộc.
Những bức ảnh có tính lưu giữ, lịch sử rất cao. (Trong ảnh:
Những bức ảnh có tính lưu giữ, lịch sử rất cao
Bên trong còn rất nhiều hiện vật, dụng cụ sinh hoạt của nhân dân còn xót lại dùng trong địa đạo thời kháng chiến.
Bên trong còn rất nhiều hiện vật, dụng cụ sinh hoạt của nhân dân, chiến sĩ trong địa đạo thời kháng chiến
Còn bên ngoài, để tái hiện lại khung cảnh chiến đạo, địa đảo Phú Thọ Hòa dựng lại tượng các chiến sĩ trong cuộc chiến đấu năm xưa để người dân, du khách khi đến tham quan có cái nhìn trực quan hơn.
Bên ngoài là các mô hình liên quan đến cuộc chiến đấu năm xưa để người dân, du khách có cái nhìn trực quan hơn
Bên trên mật đất được đào thêm hầm chiến đầu lộ thiên hình chữ L và giao thông hào, trồng thêm tre, dứa.
Bên trên mặt đất được đào thêm hầm chiến đầu lộ thiên hình chữ L và giao thông hào, trồng thêm tre, dứa. (Trong ảnh: Đoàn lãnh đạo TPHCM do bà Phan Thị Thắng - Phó chủ tịch thường trực UBND TPHCM dẫn đoàn khảo sát địa đạo Phú Thọ Hòa thành sản phẩm du lịch chủ lực của quận Tân Phú, trong khuôn khổ chương trình các sản phẩm du lịch "TPHCM - Thành phố tôi yêu" do Sở Du lịch phát động và thực hiện chỉ đạo của UBND TPHCM "Mỗi quận, huyện có ít nhất một sản phẩm du lịch đặc trưng để thu hút khách du lịch").
Địa đạo Phú Thọ Hòa được trùng tu năm 1985 và được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia năm 1996.
Địa đạo Phú Thọ Hòa được trùng tu năm 1985 và được Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia năm 1996.

Quốc Thái

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=