Cho tàu vi phạm IUU cập cảng, hải sản xuất khẩu Việt Nam có thể bị vạ lây

01/12/2017 - 14:00

PNO - Nhiều đại diện doanh nghiệp lo ngại về việc nếu tiếp tục cho các tàu chở hải sản vi phạm IUU từ nước ngoài vào cảng, có thể khiến ngành hàng này của Việt Nam mất thị trường châu Âu.

Tại Hội nghị Nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để sản xuất, xuất khẩu - Hiện trạng và giải pháp vừa diễn ra tại TP.HCM, nhiều đại diện doanh nghiệp đã bày tỏ lo ngại về việc nếu tiếp tục cho các tàu chở hải sản vi phạm IUU từ nước ngoài vào cảng, có thể khiến ngành hàng này của Việt Nam mất thị trường châu Âu.

Nhiều doanh nghiệp thủy hải sản Trung Quốc mượn đường

Cho tau vi pham IUU cap cang, hai san xuat khau Viet Nam co the bi va lay
Doanh nghiệp thu mua thủy hải sản.

Theo một đại diện nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu hải sản Việt Nam (VN), Nhà nước cần quản lý chặt hơn tình trạng các tàu hàng thủy sản nhập khẩu vào VN để tiêu thụ nội địa và tàu chuyển tải qua cửa khẩu VN để xuất sang Trung Quốc (TQ), vì trên những tàu này có cả các lô hàng vi phạm quy định chống khai thác thủy hải sản bất hợp pháp (IUU), bị EU trả về.

Châu Âu giám sát rất kỹ hành trình di chuyển của các lô hàng vi phạm này, nên sẽ là một vấn đề lớn nếu như chúng nhập vào VN.

Đại diện EU từng cảnh báo, VN có thể dính “thẻ đỏ” sau khi cho một tàu chở hải sản vi phạm IUU bị EU trả về được phép cập cảng Hải Phòng, dù EU đã cảnh báo. Một số đại diện DN kiến nghị, cần có chế tài đối với những con tàu vi phạm IUU vào VN; tốt nhất là không cho phép cập cảng. 

Thời gian qua, có nhiều tàu container cập cảng Hải Phòng và số hàng trên đã được chuyển tải qua biên giới TQ, mỗi ngày có đến hàng trăm container, chủ yếu là hàng của các DN TQ, qua cửa khẩu này để được hưởng chính sách ưu đãi.

Theo Hiệp định Thương mại tự do giữa VN và TQ, hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu VN vào nước này chỉ chịu mức thuế rất thấp là từ 1-2%, sau đó nếu chế biến xuất khẩu, DN sẽ được hoàn thuế, kiếm lợi 9-10% tiền hoàn thuế. Vì thế, các nhà nhập khẩu TQ thường “mượn đường” nhập hàng từ VN.

Nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất, người lao động thất nghiệp

Một nội dung khác cũng được các DN xuất khẩu hải sản nêu lên là sau khi bị thẻ vàng từ châu Âu, mọi thủ tục về thú y, kiểm soát nguyên liệu xuất nhập khẩu đều phiền hà, khó khăn và làm tăng chi phí đối với hoạt động của các DN.

Nếu tình hình này không cải thiện, nhiều DN có thể không đủ nguyên liệu để chế biến và xuất khẩu, dẫn đến người lao động thất nghiệp Theo ông Nguyễn Xuân Nam - Giám đốc Công ty TNHH Hải Vương, Hiệp hội Chế biến, xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) - nên đề nghị Cục Thú y quy định rõ thời gian thẩm tra tàu cá IUU là bao nhiêu ngày.

Theo đại diện một số DN khác, do nguyên liệu hải sản trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu chế biến xuất khẩu nên họ phải nhập khẩu thêm nguyên liệu.

Vướng mắc hiện nay là chứng nhận kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trường hợp nhập khẩu còn cứng nhắc. 

Quy trình này hiện quá mất thời gian, khiến đầu vào chế biến tại VN phải mất 2-3 tuần. Đầu ra tại châu Âu, sau khi dính thẻ vàng, cũng khiến quy trình thẩm tra về IUU kéo dài đến 2-3 tuần. “DN phải đóng phí kho bãi tại cảng châu Âu rất lớn, mỗi ngày mất 300-400 euro”, ông Nam nói.

Theo đại diện một số DN khác, do nguyên liệu hải sản trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu chế biến xuất khẩu nên họ phải nhập khẩu thêm nguyên liệu. Vướng mắc hiện nay là chứng nhận kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trường hợp nhập khẩu còn cứng nhắc.

Chẳng hạn, các lô hàng nhập trực tiếp từ các tàu, gồm nhiều loài trộn lẫn; khi phát hành chứng từ, người bán không xác định được số lượng từng loài nên số lượng chỉ là ước tính. DN căn cứ vào chứng từ người bán gửi để đăng ký kiểm dịch với thú y vùng để làm thủ tục nhập hàng, thì vào thời điểm thú y kiểm hàng, cũng chưa thể xác định được số lượng từng loài.

Với các lô hàng nhập khẩu bằng container, số lượng thực nhận cũng có sự chênh lệch, tuy không nhiều, buộc DN phải điều chỉnh bổ sung trên chứng nhận kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm để phù hợp với hồ sơ nhập hàng.

Vì vậy, các nhà chế biến xuất khẩu cho rằng, cơ quan quản lý cần linh động cho phép khai điều chỉnh, bổ sung để hỗ trợ DN. 

Đăng Thư

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI