Cây xóa nghèo của đồng bào người Mông vươn ra thế giới

05/08/2023 - 06:22

PNO - Từ một loại cây xóa nghèo, nhiều người Mông ở vùng cao Nghệ An đã vươn lên khá giả nhờ trồng gừng theo hướng hữu cơ để xuất khẩu.

 

Huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) hiện có gần 750ha cây gừng, được trồng tập trung ở một số vùng đồi núi có độ cao trên 700m so với mực nước biển. Ông Nguyễn Bá Cường - Phó phòng Nông nghiệp huyện Kỳ Sơn - cho biết, cây gừng nay không còn là cây xóa nghèo của đồng bào người Mông, mà đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện nghèo biên giới này. Trung bình, mỗi hộ trồng gừng mang lại thu nhập từ vài chục đến cả trăm triệu đồng mỗi năm.
Huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) hiện có gần 750ha cây gừng, được trồng tập trung ở một số vùng đồi núi có độ cao trên 700m so với mực nước biển. Ông Nguyễn Bá Cường - Phó phòng Nông nghiệp huyện Kỳ Sơn - cho biết, cây gừng nay không còn là cây xóa nghèo của đồng bào người Mông, mà đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện nghèo biên giới này. Trung bình, mỗi hộ trồng gừng mang lại thu nhập từ vài chục đến cả trăm triệu đồng mỗi năm.
Một trong những người tâm huyết nhất với cây gừng Kỳ Sơn là ông Nguyễn Văn Luân (66 tuổi, tại thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn) - người tiên phong mang củ gừng Kỳ Sơn vươn ra thế giới. Năm 1987, ông Luân cùng gia đình lên thị trấn Mường Xén lập nghiệp với nhiều nghề sửa chữa cơ khí, mở quán kinh doanh cà phê… Nhận thấy tiềm năng của cây gừng có khả năng đem lại hiệu quả xoá đói, giảm nghèo, từ năm 2013, ông dành thời gian và tâm huyết xuống ăn ngủ tại bản, lên nương rẫy xem người dân trồng gừng.
Một trong những người tâm huyết nhất với cây gừng Kỳ Sơn là ông Nguyễn Văn Luân (66 tuổi, tại thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn) - người tiên phong mang củ gừng Kỳ Sơn vươn ra thế giới. Năm 1987, ông Luân cùng gia đình lên thị trấn Mường Xén lập nghiệp với nhiều nghề sửa chữa cơ khí, mở quán kinh doanh cà phê… Nhận thấy tiềm năng của cây gừng có khả năng đem lại hiệu quả xoá đói, giảm nghèo, từ năm 2013, ông dành thời gian và tâm huyết xuống ăn ngủ tại bản, lên nương rẫy xem người dân trồng gừng.
Qua những lần đi thực tế, người cựu chiến binh này nhận thấy cây gừng ở Kỳ Sơn năng suất còn thấp, mẫu mã chưa đẹp, lý do chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. “Trung Á và Tây Á là một thị trường tiêu thụ gừng rất lớn. Chất lượng của củ gừng Kỳ Sơn thì không phải bàn, nhưng củ gừng lại quá nhỏ nên rất khó xuất khẩu” - ông Luân nói.
Qua những lần đi thực tế, người cựu chiến binh này nhận thấy cây gừng ở Kỳ Sơn năng suất còn thấp, mẫu mã chưa đẹp, lý do chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. “Trung Á và Tây Á là một thị trường tiêu thụ gừng rất lớn. Chất lượng của củ gừng Kỳ Sơn thì không phải bàn, nhưng củ gừng lại quá nhỏ nên rất khó xuất khẩu” - ông Luân nói.
Ông bảo, do người dân vẫn trồng theo cách truyền thống, để cây gừng tự phát triển, không chăm sóc. Sau một thời gian tìm hiểu, ông phối hợp với các ngành chức năng của huyện tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây gừng, cách bảo quản gừng cho bà con nhân dân.
Ông bảo, do người dân vẫn trồng theo cách truyền thống, để cây gừng tự phát triển. Sau một thời gian tìm hiểu, ông phối hợp với các ngành chức năng của huyện tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây gừng, cách bảo quản gừng cho bà con nhân dân.
Thuyết phục được người dân, ông Luân thành lập HTX Dịch vụ nông nghiệp & Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn để thu mua gừng trên địa bàn. Đồng thời liên kết với người dân trồng gừng theo tiêu chuẩn hữu cơ để phục vụ xuất khẩu. Từ 20 hộ dân ban đầu, đến nay HTX Dịch vụ nông nghiệp & Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn đã liên kết với 146 hộ dân trồng gừng trên diện tích 40ha.
Thuyết phục được người dân, ông Luân thành lập HTX Dịch vụ nông nghiệp & Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn để thu mua gừng trên địa bàn. Đồng thời liên kết với người dân trồng gừng theo tiêu chuẩn hữu cơ để phục vụ xuất khẩu. Từ 20 hộ dân ban đầu, đến nay HTX Dịch vụ nông nghiệp & Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn đã liên kết với 146 hộ dân trồng gừng trên diện tích 40ha.
Hiện HTX Dịch vụ nông nghiệp & Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn cũng là nơi thu mua gừng lớn nhất tại Nghệ An với hơn 1.000 tấn gừng mỗi năm để cung ứng cho các doanh nghiệp trong nước, xuất khẩu ra nước ngoài.
Hiện HTX Dịch vụ nông nghiệp & Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn cũng là nơi thu mua gừng lớn nhất tại Nghệ An với hơn 1.000 tấn gừng mỗi năm để cung ứng cho các doanh nghiệp trong nước, xuất khẩu ra nước ngoài. 
Theo ông Luân, gừng trồng theo hướng hữu cơ có củ to, đẹp, sản lượng đạt gần 30 tấn/ha. Ước tính mỗi ha gừng cho thu nhập lên đến 200 triệu đồng, cao gấp 10 lần trồng ngô, lúa. “Năm nay gừng được giá, được mùa nên nhiều gia đình có thu nhập vài trăm triệu đồng” - ông Luân nói.
Theo ông Luân, gừng trồng theo hướng hữu cơ có củ to, đẹp, sản lượng đạt gần 30 tấn/ha. Ước tính mỗi ha gừng cho thu nhập lên đến 200 triệu đồng, cao gấp 10 lần trồng ngô, lúa. “Năm nay gừng được giá, được mùa nên nhiều gia đình có thu nhập vài trăm triệu đồng” - ông Luân nói.
Không chỉ xuất khẩu gừng tươi, HTX Dịch vụ nông nghiệp & Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn còn đầu tư máy móc để chế biến các sản phẩm từ gừng như tinh dầu gừng, tinh bột gừng, bột gừng, cao gừng, gừng sấy dẻo… để bán.
Không chỉ xuất khẩu gừng tươi, HTX Dịch vụ nông nghiệp & Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn còn đầu tư máy móc để chế biến các sản phẩm từ gừng như tinh dầu gừng, tinh bột gừng, bột gừng, cao gừng, gừng sấy dẻo… để bán.
Gừng sau khi thu mua từ được công nhân chọn lựa kỹ lưỡng để phục vụ sản xuất ngay tại xưởng và xuất bán cho các doanh nghiệp trong nước.
Gừng sau khi thu mua được công nhân chọn lựa kỹ lưỡng để phục vụ sản xuất ngay tại xưởng và xuất bán cho các doanh nghiệp trong nước.
Sau khi rửa sạch, gừng được thái mỏng rồi sấy khô.
Sau khi rửa sạch, gừng được thái mỏng rồi sấy khô.
Ông Nguyễn Bá Cường - Phó phòng Nông nghiệp huyện Kỳ Sơn - nói rằng, cái khó nhất của cây gừng Kỳ Sơn hiện nay là việc thu hoạch. Do gừng được trồng trên các đồi núi cao, việc thu hoạch gừng của người dân gặp rất nhiều khó khăn. “Người dân chủ yếu phải thu hoạch gừng thủ công rồi gùi lần ít một xuống núi. Việc này rất bất cập, bởi có nhiều thời điểm thương lái về thu mua số lượng lớn nhưng người dân không thể thu hoạch kịp” - ông Cường nói.
Ông Nguyễn Bá Cường - Phó phòng Nông nghiệp huyện Kỳ Sơn - nói rằng, cái khó nhất của cây gừng Kỳ Sơn hiện nay là việc thu hoạch. Do gừng được trồng trên các đồi núi cao, việc thu hoạch gừng của người dân gặp rất nhiều khó khăn. “Người dân chủ yếu phải thu hoạch gừng thủ công rồi gùi từng ít một xuống núi. Việc này rất bất cập, bởi có nhiều thời điểm thương lái về thu mua số lượng lớn nhưng người dân không thể thu hoạch kịp” - ông Cường nói.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI