Bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba: Thắng lợi của người dân

19/12/2014 - 11:18

PNO - PN - Tiếng chuông nhà thờ vang lên buổi chiều thứ Tư ở Havana đánh dấu thời khắc quan trọng trong lịch sử, khi Cuba và Mỹ hồi phục quan hệ ngoại giao sau nhiều thập niên “đóng băng” đầy căng thẳng. Tin lành về quan hệ Mỹ-Cuba...

edf40wrjww2tblPage:Content

Binh thuong hoa quan he My-Cuba: Thang loi cua nguoi dan

Sinh viên Habana chào đón tin bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba - Ảnh: AFP

Rạng sáng 18/12 (giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro tuyên bố bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba về ngoại giao và kinh tế, mở ra chương mới trong quan hệ giữa hai nước.

Tuyên bố của Nhà Trắng đưa ra nhân dịp này bao gồm các kế hoạch: dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 53 năm đối với Havana, đưa Cuba ra khỏi danh sách các nhà tài trợ cho khủng bố, nới lỏng lệnh cấm đến Cuba của công dân Mỹ, nới lỏng hạn chế tài chính, tăng cường liên kết viễn thông, cho phép bán và xuất khẩu thương mại một số loại hàng hóa và dịch vụ tới Cuba…

Người dân Cuba có lý do chính đáng để vui mừng về bước ngoặt lịch sử quan trọng này. Hãng tin Reuters dẫn một báo cáo thường niên cho biết, tính từ tháng 4/2013 đến tháng 6/2014, lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với Cuba đã khiến nước này thiệt hại 3,9 tỷ USD trong giao thương với nước ngoài, nâng tổng thiệt hại về kinh tế của Cuba trong hơn năm thập niên qua lên 116,8 tỷ USD. Con số 116,8 tỷ USD trên là tính theo mức giá hiện tại, nếu tính toán theo sự sụt giá của đồng USD so với giá vàng thế giới, con số thiệt hại của Cuba lên tới 1.110 tỷ USD.

Binh thuong hoa quan he My-Cuba: Thang loi cua nguoi dan

Cái bắt tay báo hiệu một khởi đầu mới mẻ trong quan hệ Mỹ-Cuba (tại lễ tang cố Tổng thống Nelson Mandela ở Nam Phi) - Ảnh: AFP

Kinh tế Cuba trải qua thời kỳ rất khó khăn trong vòng bao vây, cấm vận của Mỹ. GDP của nước này trong những năm 1990 đã giảm 35%, kinh tế tăng trưởng rất thấp, đời sống nhân dân rất khó khăn. Tuy vậy, Cuba vẫn là nước dẫn đầu Mỹ Latin về mạng lưới y tế và giáo dục. Từ tháng 4/2011, sau Đại hội VI của Đảng Cộng sản Cuba, nước này bắt đầu bước vào thời kỳ cải cách kinh tế, và xuất hiện “kinh tế tư nhân”. Các cửa hiệu cắt tóc, gội đầu quốc doanh, taxi quốc doanh được phép cho hộ cá thể thuê lại, và đến nay đã mở ra 180 ngành nghề để cấp phép cho dân.

Thế giới đã quen với hình ảnh đất nước Cuba nghèo nàn, những con người khắc khổ; nhà cửa, xe cộ cũ kỹ, thiếu internet, điện thoại di động, thiếu thuốc men, lương thực. Nhưng may mắn thay, thế giới hiểu rằng, bức tranh Cuba xám xịt như vậy là do chính sách cấm vận của Mỹ. Năm thứ 23 liên tiếp, LHQ đã bỏ phiếu ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba. Với 188 phiếu thuận, Đại hội đồng LHQ ngày 28/10 thông qua nghị quyết không mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt lệnh cấm vận Mỹ áp đặt với Cuba trong hơn năm thập niên qua.

Binh thuong hoa quan he My-Cuba: Thang loi cua nguoi dan

Cuba thời cấm vận - Ảnh: Getty Imges


Cuộc cấm vận Cuba trải qua 11 đời tổng thống Mỹ (từ năm 1960), đồng thời cũng gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ mỗi năm 1,2 tỷ USD, theo số liệu của Phòng Thương mại Mỹ.

Tuyên bố bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba diễn ra sau hơn một năm đàm phán bí mật tại Canada và tại Tòa thánh Vatican, với sự tham gia trực tiếp của Đức Giáo hoàng Francis.

Một cuộc thăm dò hồi tháng Sáu do Đại học Quốc tế Florida tiến hành cho thấy, hơn 50% số người Mỹ gốc Cuba được hỏi bày tỏ ủng hộ chấm dứt cấm vận và đa số họ ủng hộ việc tái lập quan hệ ngoại giao với Havana. Theo các nhà phân tích, thế hệ những người Cuba nhập cư gần đây cởi mở hơn trong đối thoại và có những ưu tiên khác hơn so với các thế hệ lớn tuổi đến Mỹ từ nhiều thập niên trước.

Bước đi lịch sử của các nhà lãnh đạo Mỹ và Cuba đã có mầm mống từ lâu, nhưng các nhà phân tích hay dẫn bức ảnh về cái bắt tay lịch sử của Tổng thống Obama và Chủ tịch Castro cách đây một năm tại lễ tang nhà lãnh đạo Nelson Mandela ở Nam Phi, một cử chỉ ngoại giao “làm ấm” lên những hy vọng “tan băng” trong quan hệ hai nước.

Mặc dù đây mới chỉ là bước đầu tiên trong quá trình bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba, song sự kiện này là bước ngoặt quyết định, dấu mốc lịch sử để Mỹ sớm dỡ bỏ lệnh bao vây cấm vận Cuba, qua đó giúp thúc đẩy quan hệ song phương trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, thể thao, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nước.

 HOÀNG DIỆU 
(Theo CNN, Reuters, AP)

Tổng thống Obama: “Hôm nay nước Mỹ chọn cách cắt bỏ xiềng xích của quá khứ”. Cách tiếp cận hiện nay của Washington đối với Havana “đã lỗi thời” và đây là những thay đổi “quan trọng nhất” trong chính sách của Mỹ đối với Cuba trong vòng 50 năm.

Chủ tịch Castro: Những thay đổi này là nguyện vọng mà Cuba đã nhấn mạnh trong một thời gian dài. “Kể từ khi tôi được bầu, trong nhiều dịp khác nhau, tôi đã tuyên bố Cuba sẵn sàng ngồi lại đối thoại với chính phủ Mỹ trên cơ sở bình đẳng chủ quyền”.

Quan hệ Cuba- Mỹ

Năm 1959: Fidel Castro và đội quân du kích của ông đánh bại chế độ thân Mỹ của Fulgencio Batista.

1960-1961: Cuba quốc hữu hóa mà không đền bù các doanh nghiệp Mỹ. Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao và áp đặt lệnh cấm vận thương mại để trừng phạt Cuba.

Năm 1961: Cuộc đổ bộ bất thành của các phần tử Cuba lưu vong được CIA hỗ trợ tại Vịnh Con lợn (Bay of Pigs).

Năm 1962: Liên Xô triển khai tên lửa đạn đạo đến Cuba, gây nên cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba.

Năm 2001: Năm người Cuba bị nhà chức trách Mỹ bỏ tù ở Miami với cáo buộc hoạt động gián điệp.

Năm 2009: Công dân Mỹ Alan Gross bị giam giữ tại Cuba với cáo buộc làm gián điệp.

Tháng 12/2013: Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Raul Castro có cú bắt tay lịch sử tại đám tang cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela.

Ngày 17/12/2014: Nhà thầu Mỹ Alan Gross, gián điệp của Mỹ, được Cuba phóng thích.

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtulieuvi /strCate=tulieu

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioilakyvi /strCate=thegioilaky
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioivi /strCate=thegioi