9 sai lầm khi trồng hoa giữa mùa hè

20/07/2025 - 17:18

PNO - Thời tiết bất thường của mùa hè khiến việc trồng hoa có nhiều thử thách hơn bạn nghĩ.

Hoa là “liều vitamin tinh thần” không thể thiếu trong không gian sống – từ ban công, hiên nhà đến góc bếp nhỏ. Thế nhưng, giữa tiết trời oi ả và thất thường của mùa hè miền Nam – nắng chang chang rồi lại đổ mưa rào bất chợt – việc trồng hoa trở nên nhiều thử thách hơn bạn nghĩ.  Nếu không hiểu rõ đặc điểm thời tiết cũng như nhu cầu của cây trồng, việc chăm hoa giữa mùa hè có thể trở thành... cuộc chiến. Dưới đây là 9 sai lầm phổ biến khi trồng hoa trong mùa nóng ẩm, cùng những gợi ý giúp bạn duy trì không gian sống luôn tươi tắn, rực rỡ.
Dưới đây là 9 sai lầm phổ biến khi trồng hoa trong mùa nóng ẩm, cùng những gợi ý giúp bạn duy trì không gian sống luôn tươi tắn, rực rỡ.
Chọn hoa không phù hợp với khí hậu nắng mưa thất thường Sai lầm đầu tiên là chọn trồng các loại hoa “ưa lạnh” như tulip, violet, cẩm tú cầu Nhật… giữa cái nắng 36–37°C, xen kẽ những trận mưa lớn kéo dài. Những loại hoa này dễ sốc nhiệt, thối rễ, cháy lá hoặc ra hoa sớm rồi nhanh tàn.  Gợi ý: Nên chọn các giống hoa chịu nắng mưa tốt như: hoa mười giờ, vạn thọ, dừa cạn, hoa giấy, mai địa thảo, cúc mặt trời, bông trang, sen đá hoa… Chúng không chỉ bền bỉ mà còn ra hoa đẹp vào đúng mùa - Ảnh: Mspoli / Hình ảnh Getty
Chọn hoa không phù hợp với khí hậu: Nhiều người làm vườn không chuyên thường chọn hoa theo sở thích mà quên tìm hiểu khả năng chịu nắng, chịu nhiệt. Kết quả là “va” vào các loài ưa lạnh như tulip, violet, cẩm tú cầu Nhật – dễ sốc nhiệt, cháy lá, nhanh tàn trong mùa hè. Để tránh lãng phí, nên tham khảo ý kiến từ người bán cây và ưu tiên các loại hoa chịu nắng mưa tốt như hoa mười giờ, dừa cạn, hoa giấy, mai địa thảo, bông trang… vừa dễ trồng, vừa nở hoa đúng mùa - Ảnh: Mspoli/Getty
Trồng hoa vào thời điểm nắng gắt trong ngày Nhiều người tranh thủ lúc sáng muộn, trưa hoặc chiều nắng để trồng hoa – vì “thấy nắng là tốt cho cây”. Thực tế, nhiệt độ quá cao khiến cây bị sốc, đất khô nhanh, rễ non dễ bị tổn thương khi vừa mới trồng.  Gợi ý: Thời điểm lý tưởng để trồng hoa vào mùa hè là sáng sớm trước 9h hoặc chiều mát sau 16h, khi nắng đã dịu và đất còn ẩm nhẹ.
Trồng hoa vào thời điểm nắng gắt: Nhiều người tranh thủ trồng cây lúc có nắng mà quên rằng rễ cây có thể bị tổn thương do nắng, đất nhanh khô... khiến cây bị sốc, yếu, chết. Để tránh trường hợp này, bạn nên trồng cây trước 8g sáng và sau 16g chiều - Ảnh: Bob Stefko/BHG
Lạm dụng nước tưới vào những ngày oi bức Nắng nóng khiến nhiều người tưởng rằng cây cần thật nhiều nước. Hậu quả là đất bị ứ đọng, rễ “ngộp thở”, sinh nấm bệnh, thối gốc – nhất là sau các cơn mưa lớn. Một số hoa ưa khô như mười giờ, cúc mặt trời lại càng dễ chết nếu bị tưới quá nhiều. Gợi ý: Quan sát đất trước khi tưới. Nếu đất còn ẩm, chỉ cần phun sương cho mát lá. Chỉ tưới khi mặt đất khô khoảng 2–3cm. Nên tưới vào sáng sớm và chiều mát, tránh tưới ban trưa - Ảnh: T.S
Tưới nhiều nước: Nắng nóng khiến nhiều người tưởng rằng cây cần thật nhiều nước nên tưới liên tục, hậu quả là đất bị ứ đọng, rễ “ngộp thở”, sinh nấm bệnh, thối gốc. Để hạn chế điều này, bạn cần quan sát đất trước khi tưới, nếu đất còn ẩm, bạn nên giãn cách thời gian cho lần tưới tiếp theo. Và thời điểm tưới nước cho cây tốt nhất là sáng sớm hay chiều tối - Ảnh: T.S
Không có hệ thống thoát nước tốt cho chậu trồng Mùa hè miền Nam có mưa lớn bất chợt. Nếu chậu không thoát nước kịp, nước mưa sẽ đọng lại, khiến rễ cây úng và hỏng. Nhiều chậu hoa bị chết sau một đêm mưa chỉ vì không có lỗ thoát nước, hoặc chậu đặt trực tiếp xuống nền không thoát được nước ra ngoài.  Gợi ý: Chọn chậu có nhiều lỗ thoát nước dưới đáy, kê cao khỏi mặt đất bằng kệ hoặc gạch lót. Lót sỏi hoặc xơ dừa dưới đáy chậu để tăng độ thoáng - Ảnh: L.E
Không có hệ thống thoát nước tốt: Mùa hè thường có mưa lớn vì thế, nếu chậu trồng không thoát nước tốt, nước mưa sẽ đọng lại, khiến rễ cây úng và hỏng. Để hạn chế điều này, bạn có thể kê chậu cao khỏi mặt đất, lót sỏi hoặc xơ dừa dưới đáy chậu để tăng độ thoáng - Ảnh: L.E
Trồng hoa vào chậu quá nhỏ hoặc quá sâu Chậu nhỏ khiến cây dễ “nóng nực”, đất khô nhanh, rễ phát triển kém. Ngược lại, chậu quá sâu khiến nước ứ đọng ở đáy, dễ gây úng rễ. Đặc biệt với cây thân mềm, rễ nông như mai địa thảo, pansy, cúc lá nhỏ... chậu không phù hợp sẽ làm cây yếu đi nhanh chóng.  Gợi ý: Chọn chậu vừa vặn với kích thước cây, có độ rộng mặt thoáng hơn độ sâu. Nếu cây lớn nhanh, nên thay chậu mỗi 3–4 tháng - Ảnh: BHG
Trồng hoa vào chậu quá nhỏ hoặc quá sâu: Chậu trồng nhỏ khiến cây dễ “nóng nực”, đất khô nhanh, rễ phát triển kém. Ngược lại, chậu quá sâu khiến nước ứ đọng ở đáy, dễ gây úng rễ. Cách tốt nhất là chọn chậu phù hợp với cây, và nên thay chậu mỗi 3-4 tháng (theo tốc độ phát triển của cây) - Ảnh: BHG
Bón phân không đúng loại, sai thời điểm Nhiều người bón phân ngay khi mới trồng, hoặc giữa trưa nắng, hoặc dùng phân hóa học nồng độ cao khiến cây “bỏng rễ”, vàng lá, ngừng ra hoa. Mùa hè, cây đã căng thẳng vì thời tiết nên rất dễ phản ứng mạnh với phân bón sai cách.  Gợi ý: Đợi 1–2 tuần sau khi trồng mới bắt đầu bón phân nhẹ. Ưu tiên phân hữu cơ, phân tan chậm. Bón vào sáng sớm hoặc chiều mát, tưới nước ngay sau khi bón để phân thấm đều - Ảnh: Alamy/L.E
Bón phân sai: Nhiều người bón phân ngay khi mới trồng, hoặc giữa trưa nắng, hoặc dùng phân hóa học nồng độ cao khiến cây “bỏng rễ”, vàng lá, ngừng ra hoa. Để cây phát triển tốt, bạn có thể hỏi cửa hàng cây cảnh về loại phân, lịch bón phân phù hợp. Lưu ý, ưu tiên phân hữu cơ, phân tan chậm. Bón vào sáng sớm hoặc chiều mát, tưới nước ngay sau khi bón để phân thấm đều - Ảnh: Alamy/L.E
Đặt hoa ở vị trí quá nắng hoặc thiếu gió Ban công, sân thượng… có thể rất lý tưởng về ánh sáng, nhưng vào giữa hè, ánh nắng có thể gay gắt đến mức thiêu cháy tán lá, nhất là với cây hoa mới trồng. Ngược lại, những góc thiếu thông gió, ẩm thấp sau mưa là điều kiện lý tưởng để nấm mốc, côn trùng phát triển.  Gợi ý: Dùng lưới che nắng 50–70%, nhất là buổi trưa. Đặt cây ở nơi có nắng buổi sáng và bóng râm buổi chiều, gió nhẹ thông thoáng. Di chuyển chậu cây nếu thấy lá cháy nắng, úa vàng
Đặt hoa ở vị trí quá nắng hoặc thiếu gió: Vào giữa hè, ánh nắng ở ban công, sân thượng có thể gay gắt đến mức thiêu cháy tán lá, nhất là với cây hoa mới trồng. Tuy nhiên, những góc thiếu thông gió, ẩm thấp sau mưa lại là điều kiện lý tưởng để nấm mốc, côn trùng phát triển. Gợi ý: Bạn có thể dùng lưới che nắng 50–70%, nhất là buổi trưa - Ảnh: Bob Stefko/ L.E
 Không vệ sinh lá và gốc cây sau mưa Mưa mùa hè thường kéo theo bụi bẩn, nước dơ, thậm chí sâu bệnh lây lan. Sau mưa, nhiều người chỉ chờ khô đất rồi tưới lại, mà quên lau lá, nhặt lá úa, làm sạch gốc – khiến nấm bệnh có cơ hội phát triển, nhất là với cây có tán rậm.  Gợi ý: Sau mỗi cơn mưa, hãy lau nhẹ lá bằng khăn ẩm, nhặt sạch lá rụng, cắt tỉa cành héo, kiểm tra gốc cây, chậu và xịt nhẹ nước sạch để rửa trôi bụi bẩn.
Không vệ sinh lá và gốc cây sau mưa: Sau mưa, nhiều người chờ khô đất rồi tưới lại, mà quên lau lá, nhặt lá úa, làm sạch gốc - khiến nấm bệnh có cơ hội phát triển. Gợi ý: Sau mỗi cơn mưa, hãy lau nhẹ lá bằng khăn ẩm, nhặt sạch lá rụng, cắt tỉa cành héo, kiểm tra gốc cây, chậu và xịt nhẹ nước sạch để rửa trôi bụi bẩn.
Không kiểm tra sâu bệnh thường xuyên Mùa hè là thời điểm bùng phát của rệp sáp, bọ trĩ, nấm mốc… Đặc biệt sau mưa, đất ẩm và không khí nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho mầm bệnh phát triển. Nếu không kịp phát hiện, chỉ sau vài ngày, cả chậu hoa có thể bị héo úa hàng loạt. Gợi ý: Kiểm tra lá dưới, gốc cây, mặt đất mỗi 2–3 ngày, nhất là sau mưa. Dùng nước tỏi, nước vôi trong, hoặc chế phẩm sinh học để xịt phòng. Tránh dùng thuốc trừ sâu hóa học trong không gian sống kín - Ảnh: BHG
Không kiểm tra sâu bệnh thường xuyên Mùa hè là thời điểm bùng phát của rệp sáp, bọ trĩ, nấm mốc… nếu không kịp phát hiện, chỉ sau vài ngày, cả chậu hoa có thể bị héo úa hàng loạt. Gợi ý: Kiểm tra lá dưới, gốc cây. Dùng nước tỏi, nước vôi trong, hoặc chế phẩm sinh học để xịt phòng - Ảnh: Dean Schoeppner/BHG

An Huỳnh (tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI