10 sự thật thú vị về giáo dục Trung Quốc qua lời kể của giáo viên nước ngoài

04/09/2016 - 11:00

PNO - Có rất nhiều điểm tương đồng trong nền giáo dục ở Trung Quốc và Việt Nam.

Với một quốc gia có tới hơn 1,5 tỷ người thì thật sự rất khó để có một công việc, một ngôi nhà hay mọi thứ tốt hơn trong tương lai. Vì vậy, mọi người đều phải cố gắng, nỗ lực ngay từ khi còn nhỏ. Chính vì vậy, trẻ em Trung Quốc ngay từ những năm đầu đầu tiên đi học đã được dạy dỗ rất khắt khe và nghiêm túc.

Một giáo viên tiếng Anh từng làm việc tại bốn trường khác nhau ở Trung Quốc đã chia sẻ những điều đặc biệt trong nền giáo dục ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Và một điều thú vị là dù khác biệt so với các nước châu Âu nhưng giáo dục của Trung Quốc lại có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam.

10 su that thu vi ve giao duc Trung Quoc qua loi ke cua giao vien nuoc ngoai
Các trường học đều có quần áo đồng phục.

1. Các trường học đều có đồng phục vào mùa đông

Nhiều trường học ở Trung Quốc không có hệ thống sưởi vào mùa đông. Chỉ có các ngôi trường ở phía Bắc của đất nước mới lắp hệ thống sưởi. Còn các trường học ở miền Trung và miền Nam Trung Quốc có khí hậu ấm áp hơn thì chỉ sử dụng điều hòa không khí khi đến mùa lạnh giá. Do đó, giáo viên và học sinh thường phải mặc áo khoác. Đồng phục của các trường đều giống nhau bao gồm: bộ quần áo thể thao, quần đồng phục và áo khoác. Thiết kế cũng tương tự chỉ khác ở màu sắc và logo trường.

2. Các trường học đều có bài tập thể dục mỗi ngày (ít nhất 1 lần/ngày)

Một buổi sáng của học sính Trung Quốc bắt đầu bằng bài tập thể dục sau đó sẽ xếp hàng để thực hiên nghi lễ chào cờ. Sau tiết học thứ 3, học sinh sẽ có một bài tập thư giãn mắt bằng cách ấn vào các điểm trên cơ thể theo nhịp điệu nhạc hoặc theo một băng hướng dẫn động tác đã thu âm sẵn. Đến buổi chiều, tất cả học sinh sẽ lại ra sân trường và xếp hàng, tập thể dục nhịp điệu theo nhạc.

 

10 su that thu vi ve giao duc Trung Quoc qua loi ke cua giao vien nuoc ngoai
Học sinh sẽ tập thể dục khoảng 3 lần trong ngày.

3. Giờ nghỉ trưa thường kéo dài cả tiếng đồng hồ

Trong thời gian này, các em học sinh sẽ đến căng-tin ăn trưa hoặc có những em được gia đình chuẩn bị sẵn hộp cơm từ trước.

Giáo viên ở tất cả các trường đều được ăn trưa miễn phí. Một bữa ăn thường có cơm, một món thịt, hai món rau và một bát súp. Các trường tư còn phục vụ cả trái cây và sữa chua. Một số trường tiểu học còn có "thời gian ngủ trưa" sau khi ăn. Tất cả học sinh đều sẽ có một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa trước khi bắt đầu những giờ học chiều. Giáo viên sẽ đánh thức các em dậy sau khi hết giờ nghỉ.

10 su that thu vi ve giao duc Trung Quoc qua loi ke cua giao vien nuoc ngoai
Một bữa ăn trưa quan thuộc của các em học sing gồm cơm, thịt, đậu sốt cà chua và rau.

4. Giáo viên được đối xử với sự tôn trọng tuyệt đối

Giáo viên luôn được gọi bằng họ kèm theo danh xưng "thầy giáo", "cô giáo" ví dụ như " thầy Zhan", "cô Xian" để thể hiện sự tôn trọng, lễ phép. Khi gặp thầy cô giáo, học sinh luôn phải cúi đầu chào. 

5. Nhiều trường sử dụng phương pháp "roi vọt"

Một số trường áp dụng phương pháp như đánh roi hoặc thậm chí là tát để giáo dục học sinh khi các em mắc lỗi. Ví dụ như giáo viên cho học sinh một khoảng thời gian để học từ tiếng Anh, nếu em nào không học sẽ bị phạt roi. Đây được xem là một hình thức để khiến học sinh không bao giờ chểnh mảng học tập.

 

10 su that thu vi ve giao duc Trung Quoc qua loi ke cua giao vien nuoc ngoai
Có một bảng xếp loại học tập của học sinh để khuyến khích các em phấn đấu.

6. Có bảng xếp hạng học tập của học sinh trong mỗi lớp

Mỗi lớp học đều sẽ treo một tấm bảng ghi thứ tự xếp loại học tập của các em theo thứ tự từ A đến F. Trong đó A là bậc cao nhất tương đương với số điểm là 90-100, và F là thang điểm thấp nhất. Phương pháp này khuyến khích học sinh cố gắng học tập và có hành vi ứng xử tốt ở trường, lớp.

Ví dụ, học sinh nhận sẽ nhận được một ngôi sao hoặc được tặng thêm điểm khi trả lời câu hỏi của giáo viên đúng hoặc có cách cư xử đúng mực trong giờ học. Ngược lại nếu một học sinh nói chuyện trong tiết học hoặc có hành vi không đúng khi ở trường lớp sẽ bị mất điểm hoặc ngôi sao. Thứ hạng của học sinh được cập nhật hàng ngày và được treo trên tường của lớp để các em có động lực phấn đấu.

7. Trẻ em Trung Quốc dành hơn 10 tiếng/ ngày để học tập

Một ngày học thường bắt đầu từ lúc 8 giờ sáng và kết thúc vào lúc 3-4 giờ chiều. Sau khi tan trường, các em sẽ về nhà và làm bài tập được thầy cô giáo giao trên lớp cho đến 9-10 giờ tối.

Tại các thành phố lớn, các em học sinh còn có những buổi học thêm với gia sư,  hoặc tham gia vào các lớp năng khiếu như âm nhạc, mỹ thuật, và các câu lạc bộ thể thao vào cuối tuần. Tính cạnh tranh ở Trung Quốc rất cao nên cha mẹ thường cố gắng tạo điều kiện và thúc giục con cái học hành ngay từ khi còn nhỏ. Nếu các em không nhận được kết quả cao trong các kỳ thi tốt nghiệp trung học thì sẽ rát khó để vào được đại học.

10 su that thu vi ve giao duc Trung Quoc qua loi ke cua giao vien nuoc ngoai
Trẻ em Trung Quốc dành đến 10 tiếng/ ngày cho việc học.

8. Trường học được chia thành trường tư và trường công

Chi phí học tập tại một trường tư thường rất cao, có thể lên đến 1.000 USD/tháng  nhưng bù lại chất lượng giáo dục lại tốt hơn. Các trường này rất chú trọng việc học ngoại ngữ .Thường có khoảng 2 đến 3 lớp học tiếng Anh mỗi ngày, và học sinh của trường được phép nói ngoại ngữ một cách tự do. Ở Thượng Hải cũng có một chương trình do nhà nước tài trợ cho phép các giáo viên nước ngoài đến giảng dạy tại các trường công lập.

9. Giáo dục theo phương pháp "thầy giảng trò nghe"

Một phương pháp giảng dạy rất phổ biến ở Trung Quốc đó là giáo viên giảng bài, học sinh ngồi yên lặng và ghi chép lại để ghi nhớ bài giảng. Đôi khi thầy cô cứ liên tục nói mà không quan tâm xem liệu học sinh có hiểu bài hay không.

Tuy nhiên, ngày này đã có thêm nhiều trường tập trung phát triển khả năng nghệ thuật của trẻ em, tôn trọng những đặc tính riêng biệt của trẻ. Nhưng hầu hết đều là các trường tư với chi phí học tập khá tốn kém và rất ít gia đình có điều kiện để cho các em được học tập.

10. Học sinh nghèo hoặc hư sẽ được gửi đến trường KungFu 

Những em có hoàn cảnh khó khăn không thể đến trường hoặc học sinh cá biệt bị nhà trường đuổi học sẽ được gia đình gửi đến trường Kung Fu. Tại đây, các em sẽ được quản lý và luyện tập võ từ sáng đến tối, và có thể sẽ được dạy đọc, viết. 

10 su that thu vi ve giao duc Trung Quoc qua loi ke cua giao vien nuoc ngoai
Học sinh nghèo hoặc cá biệt sẽ đến học tại trường Kung Fu.
10 su that thu vi ve giao duc Trung Quoc qua loi ke cua giao vien nuoc ngoai
Phương pháp xử phạt bằng roi hoặc đánh được áp dụng thường xuyên tại các ngôi trường này.

Phương pháo xử phạt bằng roi vọt thường được áp dụng tại các ngôi trường này. Giáo viên có thể đánh học sinh bằng một thanh kiếm gỗ hoặc tát, đá. Mặc dù biện pháp này có phần quá nghiêm khắc nhưng sau khi ra trường, các em đều trở thành những người sống kỷ luật và có thể trở thành những giáo viên Kung Fu trong tương lai.

Ngoài ra, có một số gia đình gửi con cái đến học tại trường khoảng một hoặc hai năm để rèn luyện sức khỏe.

10 su that thu vi ve giao duc Trung Quoc qua loi ke cua giao vien nuoc ngoai
Có những gia đình gửi con cái đến trường Kung Fu để nâng cao thể lực.

Và có một điều đặc biệt trong giáo dục ở Trung Quốc đó là học sinh luôn được dạy rằng họ là giỏi nhất, tốt nhất ở mọi lĩnh vưc. Có lẽ đó là lý do tại sao Trung Quốc có những người có thể đứng đầu trong ngành khoa học hoặc trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, đủ sức cạnh tranh với các quốc gia châu Âu.

10 su that thu vi ve giao duc Trung Quoc qua loi ke cua giao vien nuoc ngoai
Học sinh Trung Quốc luôn được dạy phải tự hào về mọi việc mình làm.
Thùy Dương
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI