Về Tiền Giang ăn gỏi nhụy hoa bần

15/07/2020 - 15:09

PNO - Nếu các loại hoa khác, đầu bếp sẽ dùng nguyên cả bông hoa để chế biến thì hoa bần chỉ dùng phần nhụy.

Mới đây khi xuôi dòng trên sông Tiền, tôi được người bạn là dân địa phương giới thiệu bần, một loại cây thân gỗ, sống ở vùng ngập nước quanh năm. Bạn kể, cây bần không chỉ có công dụng chống xói mòn, bảo vệ đất mà tất cả các bộ phận của cây còn có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Rằng ở Ấn Độ, người ta dùng dịch trái lên men làm thuốc ngăn chặn chứng xuất huyết. Ở Malaysia, người ta giã lá lẫn với cơm làm thuốc đắp chữa bí tiểu tiện.

Cây bần là hình ảnh thân quen của những người con miệt vườn. Ảnh: An Bùi
Cây bần là hình ảnh thân quen của những người con miệt vườn. Ảnh: An Bùi

"Ở Việt Nam, người ta giã lá, cho thêm ít muối, đắp lên vết thâm vài ngày là hết", bạn nhấn mạnh. Trên thực tế, ở vùng đất này, ngoài trị bệnh, thân cây bần dùng để đóng vật dụng, làm nút chai; lá và trái dùng nấu ăn. Số lượng các món được nấu từ hai nguyên liệu này phong phú với canh, kho, xào hay ăn sống. Ngoài ra, phải kể đến một món ăn thú vị của loại cây này - gỏi nhụy hoa bần (người miền Tây hay gọi là nhuỵ bông bần).

"Bần ơi, ơi hỡi cây bần/Lá xanh bông trắng lại gần không thơm”, theo câu ca dao trên, hoa bần có hình búp tròn, nhụy có màu trắng-tím. Khi hoa nở, nhụy hoa bị gió thổi, rơi xuống mặt sông, mặt kênh tạo nên bức tranh tuyệt đẹp. Người dân Nam bộ nói chung và người dân Tiền Giang nói riêng, từ lâu đã hái bông bần khi còn búp, đem về tách nhụy, trộn cùng nước cốt chanh, ít mắm, tỏi ớt để làm gỏi. Do vị chát đặc trưng cùng việc khó tách lấy số lượng lớn, người dân không "ăn vả" gỏi nhụy hoa bần mà ăn kèm tép bạc hấp nước dừa, tai heo khìa nước dừa... Riêng tôi, không biết có phải "khách quý" không mà cậu bạn đãi món gỏi nhụy bần cùng thịt bò xào.

gỏi bông bần
Gỏi nhụy hoa bần thịt bò xào
feritrheter
hmtryõ
Bạn sẽ bị ấn tượng bởi màu tím của nhụy hoa cùng vị chan chát rất lạ của nó

 

grr
 

Thịt bò, bạn dặn bà xã đi chợ, mua phần mềm và ngon nhất, về xắt to bản, xào với tỏi và sả phi, nêm vừa ăn. Sau khi múc thịt ra đĩa, phủ gỏi nhụy bông bần lên trên rồi rắc thêm ít hành phi, ít đậu phộng rang, vài cọng rau thơm. Đơn giản như vậy nhưng có đi bứt búp bông bần mới hiểu tại sao món ăn lại trân quý.

Cây bần cao, búp hoa cũng thưa thớt trên những cành cây cao, muốn hái vài bông đã không dễ, hái đủ búp bần để làm món gỏi càng khó. Công đoạn cắt búp bông lấy nhụy càng đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận. Bù lại sự vất vả ấy là đĩa nhụy bần thịt bò đủ hương, sắc, vị, nhìn đã muốn động đũa. Khẽ ăn một đũa, đầu tiên là vị tươi ngon của thịt bò được hương thơm của sả, của tỏi nâng lên một bậc, tiếp đó là sự sững lại vài giây với vị chan chát là lạ của nhụy bông bần, cảm nhận vị chua cay mặn ngọt của các nguyên liệu trong món gỏi. 

An Huỳnh

 
 
TIN MỚI

news_is_not_ads=