Nghệ An:

Những gốc thị hơn 700 tuổi độc nhất vô nhị

29/04/2023 - 16:51

PNO - Chủ vườn thị nói rằng, những cây thị là chứng nhân lịch sử cần được bảo vệ. Và dù nhiều người ngỏ ý mua vườn thị nhưng gia đình ông đều từ chối.

Clip: Cận cảnh 5 cây thị hơn 700 tuổi ở Nghệ An
5 cây thị cổ thụ nằm trong khu vườn rộng hơn 3.000m2 của ông Lê Thanh Hà (64 tuổi, trú xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) có chiều cao trung bình trên 20m, đường kính 9 người ôm mới xuể. Năm 2011, những cây thị cổ này được cấp bằng công nhận Cây di sản Việt Nam.
5 cây thị cổ thụ nằm trong khu vườn rộng hơn 3.000m2 của ông Lê Thanh Hà (64 tuổi, trú xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) có chiều cao trung bình trên 20m, thân cây to 9 người ôm mới xuể. Năm 2011, những cây thị cổ này được cấp bằng công nhận Cây di sản Việt Nam.
Trải qua hàng trăm năm, cây thị trở nên già cỗi, những trận mưa bão làm nhiều cành cây này bị gãy đổ nhưng cây vẫn phát triển, xanh tốt. Mùa quả, cây thị sum suê trái, lúc chín vàng rực rỡ, thơm ngát cả một vùng quê.
Trải qua hàng trăm năm, những cây thị trở nên già cỗi, những trận mưa bão khiến nhiều cành cây bị gãy đổ nhưng cây vẫn phát triển, xanh tốt. Mùa quả, cây sum suê trái, lúc trái chín, thơm ngát cả một vùng quê.
Tương truyền, khu vườn này từng là căn cứ vua Quang Trung hội quân. Ban ngày, vua cho quân lính cùng voi chiến xuống đồng tập trận, đêm về, voi được buộc vào 5 cây thị này. Những năm 1968-1972, vườn cây thị này cũng trở thành nơi chỉ huy của bộ đội.
Tương truyền, khu vườn này từng là căn cứ vua Quang Trung hội quân. Ban ngày, vua cho quân lính cùng voi chiến xuống đồng tập trận, đêm về, voi được buộc vào 5 cây thị này. 
Theo ông Hà, 5 cây thị này đến nay đã ít nhất 700 năm tuổi. Trong nạn đói năm 1945, người dân xung quanh thường tìm đến những gốc thị này hái quả ăn để chống đói. “Quả xanh gọt chấm muối, quả chín bóp nục, mềm rồi ăn, mọi người nhờ đó mà cầm hơi qua cơn đói”, ông Hà kể.
Theo ông Hà, 5 cây thị này đến nay đã ít nhất 700 tuổi. 
Năm 1968-1972, những cây thị cũng trở thành nơi tránh bom đạn của gia đình ông Hà. “Vì ở đây có trận địa tên lửa nên bom đạn rất ác liệt. Ông bà nội tôi sau đó đã nghiên cứu, khoét lỗ, đào hầm trú ẩn dưới gốc cây thị. “Hầm rộng khoảng 3m2, chạy ra vào thoải mái, tôi vẫn thường ngủ, học bài dưới căn hầm này”, ông Hà nói và cho hay, ít năm trước, gia đình đã phải lấp lại những căn hầm dưới gốc thị để tránh cây bị chết.
Năm 1968-1972, những cây thị trở thành nơi tránh bom đạn của gia đình ông Hà. “Vì ở đây có trận địa tên lửa nên bom đạn rất ác liệt. Ông bà nội tôi đã nghiên cứu, khoét lỗ, đào hầm trú ẩn dưới gốc cây thị. Hầm rộng khoảng 3m2, chạy ra vào thoải mái, tôi vẫn thường ngủ, học bài dưới căn hầm này” - ông Hà nói và cho hay, ít năm trước, gia đình đã phải lấp những căn hầm dưới gốc thị để tránh cây bị chết.
Một cây thị bị khuyết ruột từ dưới gốc lên đến tận ngọn, bên trong có thể chứa 4-5 người lớn. Chủ vườn thị này cho hay, ngoài là nơi tránh nắng của dân làng, những năm gần đây, nhiều du khách cũng thường tìm về tham quan vào những dịp lễ, tết.
Một cây thị bị khuyết ruột từ dưới gốc lên đến tận ngọn, bên trong có thể chứa 4-5 người lớn. Chủ vườn thị cho hay, những năm gần đây, những dịp lễ, tết, nhiều du khách thường tìm về tham quan.
Cây mục rỗng bên trong, nhiều phần khô cứng, mục ra nhưng bên ngoài vẫn chứa đầy sức sống, xanh tốt. Trong khu vườn rộng hơn 3.000m2, gia đình ông Hà cũng đang trồng thêm nhiều loại cây ăn quả, làm đường đi dạo quanh vườn.
Cây mục ruỗng bên trong nhưng bên ngoài vẫn xanh tốt, đầy sức sống. Trong khu vườn rộng hơn 3.000m2, gia đình ông Hà đang trồng thêm nhiều loại cây ăn quả, làm đường đi dạo quanh vườn.
Ông Hà bảo rằng, những cây thị ngót ngàn tuổi này đã trở thành những nhân chứng lịch sử quan trọng cần được bảo vệ và lưu giữ cho muôn đời sau. Bởi thế, dù nhiều người từng ngỏ ý trả giá tiền tỉ để mua lại song gia đình ông đều từ chối không bán.
Ông Hà nói rằng, những cây thị này đã trở thành nhân chứng lịch sử quan trọng cần được bảo vệ và lưu giữ cho muôn đời sau. Bởi thế, dù nhiều người từng ngỏ ý trả tiền tỉ để mua lại song gia đình ông đều từ chối.
“Những cây thị như thế này giờ hiếm có lắm, gia đình chúng tôi muốn lưu giữ, bảo tồn những cây thị này để lưu giữ những chứng tích, báu vật của cha ông. Tôi cũng thường nhắc nhở con cháu mình về giá trị của những cây thị này, để sau này chúng tiếp tục bảo vệ vườn thị này như cha ông trong dòng họ đã làm”, ông Hà nói.
“Những cây thị như thế này giờ hiếm có lắm, gia đình chúng tôi muốn lưu giữ, bảo tồn những chứng tích, báu vật của cha ông. Tôi thường nhắc nhở con cháu mình về giá trị của những cây thị, để sau này chúng tiếp tục bảo vệ vườn thị như cha ông trong dòng họ đã làm” - ông Hà nói.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI