Luật sư đề nghị tách riêng phần dân sự để giải quyết

22/01/2014 - 15:15

PNO - PNO - LS Lưu Văn Tám nhận định: các bằng chứng cho thấy, tất cả các hợp đồng mà ACB ký với VietinBank là thật. “Chứng cứ là thật, bên công tố chỉ dựa vào lời khai của Như là không chính xác". Ông đề nghị tách phần dân sự ra...

edf40wrjww2tblPage:Content

Sáng 22/1, phiên tòa xét xử Huỳnh Thị Huyền Như tiếp tục phần tranh luận của đại diện Viện KSND TP.HCM đối với quan điểm của các luật sư bào chữa cho các bị cáo, nguyên đơn dân sự và bị hại.

Đáp lại phần bào chữa của LS Bùi Khắc Toản (bảo vệ quyền lợi cho Đoàn Lê Du), đại diện Viểm Kiểm sát (VKS) cho rằng hành vi cho vay không có bảo đảm của Du đã tạo Như chiếm đoạt. Về quan hệ nhân quả mà LS đã đề cập, hành vi của Du là “nhân” và Như rút được tiền ra là “quả”. Đại diện VKS bảo lưu quan điểm: quy hành vi của Du về tội “vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động tín dụng” là có cơ sở.

Luat su de nghi tach rieng phan dan su de giai quyet

Huyền Như sau phiên xử sáng 22/1.

LS bảo vệ quyền lợi Công ty Saigonbank - Bejaya (SBBS) cho rằng bị hại là VietinBank chứ không phải thân chủ của mình, SBBS có quyền bảo vệ quyền lợi của mình. Đáp lại luận điểm này, đại diện VKS cho rằng đó là sự bất cẩn, thay vì SBBS phải trực tiếp giao dịch với VietinBank thì lại giao hồ sơ để Như tự mở tài khoản. “Việc làm này là không đúng, dẫn đến việc Như đánh tráo hồ sơ làm giả để nộp. Nói cách khác SBBS vô tình đã từ chối quyền tự chủ của mình. Nếu SBBS đi kiểm tra thì sẽ phát hiện ngay sự gian dối của Như".

"Một sự thực hiển nhiên là, không ai đi giao một khối tài sản lớn của mình cho người không quen biết. SBBS tự mở khóa két sắt mình, mặc cho Như làm gì thì làm. Không thể trách VietinBank không quản lý. Không thể đổ cho VietinBank được"- đại diện công tố lập luận.

Đại diện công tố nói tiếp: "Luật sư cho rằng VietinBank không thông báo quy định, lơ là, thiếu trách nhiệm đối với SBBS. Điều này là không thể chấp nhận được. SBBS đã sai, cho dù tin tưởng Như thế nào, nếu SBBS cẩn trọng thì sẽ không xảy ra thiệt hại, và đơn vị bị hại là SBBS chứ không phải VietinBank”.

Đối với tranh luận của luật sư bào chữa cho 3 công ty Hưng Yên. Thịnh Phát, Phúc Vinh cho rằng giao dịch với VietinBank chứ không phải với Như, đại diện VKS cũng không chấp nhận quan điểm này.

Đại diện công tố đặt vấn đề: “Từ việc mở tài khoản, 3 công ty đã làm đúng quy định chưa, hay đã tự giao hồ sơ cho Như, để Như làm con dấu giả, thực hiện ý đồ của mình?. Nếu không ham lãi suất cao, thì sao mất? Thiệt hại là do tin nhầm Như".

Đại diện VKS cũng nói thêm: "Luật sư cho rằng Như thực hiện việc làm giả để lừa đảo, nên coi đây là hành vi chung tội lừa đảo, nhưng VKS cho rằng, hành vi làm giả 8 con dấu là rất nguy hiểm, sau đó thực hiện hàng loạt hành vi khác, nên phải coi đây là hành vi độc lập, không thể gộp chung"
Tranh luận lại quan điểm của đại diện VKS, LS Phan Trung Hoài cho rằng "VKS và VietinBank tự mâu thuẫn".

LS Minh Tâm khẳng định: "Các hồ sơ mở tài khoản là thật. Chúng tôi thừa nhận bị Như dẫn dụ thực hiện hợp đồng. Nhưng tài khoản là thật, lệnh chi là thật".

LS Lưu Văn Tám (bảo vệ quyền lợi cho ACB) cũng tranh luận lại đại diện công tố: VKS cho rằng "khi thực hiện giao dịch, đều không giao dịch với VietinBank”, quan điểm này chỉ dựa vào lời khai của Như. Nhưng các bằng chứng lại cho thấy, tất cả hợp đồng là thật. “Chứng cứ là thật, bên công tố chỉ dựa vào lời khai của Như là không chính xác".

Bảo vệ ý kiến của mình về việc tách riêng phần dân sự mà phía công tố không đồng ý, LS Tám nói: "Theo quy định của luật, vấn đề dân sự trong hình sự nếu chưa thể giải quyết một cách thấu đáo thì có thể tách ra xử lý riêng".

Chiều nay, phiên tòa tiếp tục phần đối đáp giữa đại diện công tố và các luật sư còn lại.

Phan Hồng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI