Lady Gaga biến sân khấu concert thành ''bảo tàng sống'' của thời trang

24/07/2025 - 15:46

PNO - Không chỉ đơn thuần là một buổi biểu diễn, concert Mayhem Ball là sự tái hiện lại hành trình 17 năm âm nhạc của Lady Gaga, nơi thời trang trở thành công cụ kể chuyện mạnh mẽ và đầy biểu cảm.

Từ "Just Dance" đến "Million Reasons": Lady Gaga kể lại chính mình

Tại đêm diễn Mayhem Ball ở Las Vegas vừa qua, Lady Gaga khiến khán giả phấn khích khi trình diễn loạt bản hit đình đám một thời như Aura (2013), Million Reasons (2017), hay Summerboy (2008). Nhưng không chỉ có âm nhạc, chính thời trang mới là ngôn ngữ khắc họa sâu sắc nhất hành trình đầy biến động của nữ ca sĩ.

Cô trình diễn Just Dance trong bộ bodysuit tím mang âm hưởng punk gợi nhớ thời kỳ Monster Ball, xuất hiện với kiểu tóc nơ kinh điển khi hát Bad Romance, và khoác lên người chiếc váy đen lấy cảm hứng từ nhân vật Wednesday Addams khi thể hiện ca khúc Zombie Boy, gợi mở vai diễn sắp tới của cô trong loạt phim Wednesday của Netflix.

Đằng sau tất cả những bộ cánh ấn tượng đó là bàn tay sáng tạo của Natali Germanotta – em gái Lady Gaga và stylist Hunter Clem, kết hợp những nguồn cảm hứng từ thời trang cao cấp đến điện ảnh, từ Mugler đến McQueen, từ The Phantom of the Opera đến chính biểu tượng Gaga.

Tái hiện những câu chuyện qua các thiết kế nổi tiếng

Mugler (1985): Lady Gaga mở màn Mayhem Ball với hình ảnh choáng ngợp: chiếc váy đỏ rực được dựng như một chiếc lồng thép, tay áo phồng kiểu Elizabeth, corset cổ điển và đinh tán bạc sắc lạnh. Thiết kế này gợi nhớ đến mẫu váy “Lady Macbeth” trong bộ sưu tập Thu 1985 của Thierry Mugler, vừa gợi cảm, vừa bí ẩn. Gaga không chỉ hóa thân thành một nữ hoàng bi kịch mà còn giới thiệu “Mistress of Mayhem” – bản ngã hỗn loạn đại diện cho những xáo trộn tinh thần cô từng trải qua.
Mugler (1985): Lady Gaga mở màn Mayhem Ball với hình ảnh choáng ngợp: chiếc váy đỏ rực được dựng như một chiếc lồng thép, tay áo phồng kiểu Elizabeth, corset cổ điển và đinh tán bạc sắc lạnh. Thiết kế này gợi nhớ đến mẫu váy “Lady Macbeth” trong bộ sưu tập Thu 1985 của Thierry Mugler, vừa gợi cảm, vừa bí ẩn. Gaga không chỉ hóa thân thành một nữ hoàng bi kịch mà còn giới thiệu “Mistress of Mayhem” – bản ngã hỗn loạn đại diện cho những xáo trộn tinh thần cô từng trải qua.
Alexander McQueen (1998): Xuất hiện trong trang phục ren đỏ toàn thân, tóc bob đen và mạng che mặt, Gaga gợi lại bộ váy huyền thoại cô từng mặc tại VMAs 2009, nơi cô diễn Paparazzi với màn trình diễn gây sốc. Thiết kế ban đầu thuộc bộ sưu tập “Joan” Thu 1998 của Alexander McQueen, lấy cảm hứng từ Jeanne d’Arc - biểu tượng của sự dũng cảm. Bằng cách tái hiện bộ váy này, Gaga không chỉ nhắc lại thời kỳ nổi tiếng đầu tiên mà còn khẳng định cái giá phải trả cho hào quang. Hình ảnh cô trong bộ váy đỏ trở thành một ám chỉ trực diện: thành công không bao giờ miễn phí.
Alexander McQueen (1998): Xuất hiện trong trang phục ren đỏ toàn thân, tóc bob đen và mạng che mặt, Gaga gợi lại bộ váy huyền thoại cô từng mặc tại VMAs 2009, nơi cô diễn Paparazzi với màn trình diễn gây sốc. Thiết kế ban đầu thuộc bộ sưu tập “Joan” Thu 1998 của Alexander McQueen, lấy cảm hứng từ Jeanne d’Arc - biểu tượng của sự dũng cảm. Bằng cách tái hiện bộ váy này, Gaga không chỉ nhắc lại thời kỳ đầu nổi tiếng mà còn khẳng định cái giá phải trả cho hào quang. Hình ảnh cô trong bộ váy đỏ trở thành một ám chỉ trực diện: thành công không bao giờ miễn phí.
Alexander McQueen (2005): Trong phần trình diễn Poker Face, sân khấu hóa thành bàn cờ khổng lồ – một gợi nhắc đến bộ sưu tập It’s Only a Game Xuân 2005 của McQueen, nơi người mẫu di chuyển như quân cờ trên sàn diễn. Gaga và các vũ công chia làm hai phe trắng – đen, đại diện cho hai bản ngã xung đột. Ở đây, thời trang không chỉ là hình ảnh, mà còn là ngôn ngữ biểu đạt cuộc chiến tâm lý dữ dội bên trong cô.
Alexander McQueen (2005): Trong phần trình diễn Poker Face, sân khấu hóa thành bàn cờ khổng lồ – một gợi nhắc đến bộ sưu tập It’s Only a Game Xuân 2005 của McQueen, nơi người mẫu di chuyển như quân cờ trên sàn diễn. Gaga và các vũ công chia làm hai phe trắng – đen, đại diện cho hai bản ngã xung đột. Ở đây, thời trang không chỉ là hình ảnh, mà còn là ngôn ngữ biểu đạt cuộc chiến tâm lý dữ dội bên trong cô.
Mugler: Phần hai của concert mở ra với hình ảnh Gaga trong váy trắng phát sáng, tóc bạch kim, đi chân trần và chống nạng chrome – biểu tượng từ MV Paparazzi năm 2008. Nếu khi xưa cây nạng đại diện cho sự hy sinh vì danh tiếng, thì giờ đây, nó trở thành biểu tượng của sinh tồn. Gaga khập khiễng tiến về phía trước như một nữ chiến binh từng gục ngã nhưng không buông xuôi. Hình ảnh này là minh chứng sống động cho quá trình vượt qua bệnh tật thể chất lẫn tinh thần suốt hơn một thập kỷ của nữ ca sĩ.
Mugler: Phần hai của concert mở ra với hình ảnh Gaga trong váy trắng phát sáng, tóc bạch kim, đi chân trần và chống nạng chrome – biểu tượng từ MV Paparazzi năm 2008. Nếu khi xưa cây nạng đại diện cho sự hy sinh vì danh tiếng, thì giờ đây, nó trở thành biểu tượng của sinh tồn. Gaga khập khiễng tiến về phía trước như một nữ chiến binh từng gục ngã nhưng không buông xuôi. Hình ảnh này là minh chứng sống động cho quá trình vượt qua bệnh tật thể chất lẫn tinh thần suốt hơn một thập kỷ của nữ ca sĩ.
Michael Jackson: Phần ba của chương trình là lời tri ân Michael Jackson – biểu tượng lớn trong sự nghiệp của Gaga. Cô xuất hiện trong chiếc áo tailcoat quân đội đính đá bạc, kiểu dáng gợi nhớ đến trang phục Jackson mặc trong tour Dangerous. Với phần cầu vai, phù hiệu và đuôi áo dài, Gaga không chỉ mượn phong cách MJ mà còn kể câu chuyện của chính mình: một nghệ sĩ sống giữa ranh giới của hình tượng và con người thực
Michael Jackson: Phần ba của chương trình là lời tri ân Michael Jackson – biểu tượng lớn trong sự nghiệp của Gaga. Cô xuất hiện trong chiếc áo tailcoat quân đội đính đá bạc, kiểu dáng gợi nhớ đến trang phục Jackson mặc trong tour Dangerous. Với phần cầu vai, phù hiệu và đuôi áo dài, Gaga không chỉ mượn phong cách MJ mà còn kể câu chuyện của chính mình: một nghệ sĩ sống giữa ranh giới của hình tượng và con người thực
The Phantom of the Opera: Một trong những phân cảnh điện ảnh nhất đêm diễn chính là khi Gaga xuất hiện trong áo choàng đen mỏng, ren lưới trùm đầu và ngồi trên chiếc thuyền trôi dọc “dòng sông sân khấu”, gợi nhớ hình ảnh The Phantom of the Opera. Hình ảnh này mang tính ẩn dụ cao, thay vì xóa bỏ quá khứ, Gaga chọn cách cùng quá khứ di chuyển về phía trước.
The Phantom of the Opera: Một trong những phân cảnh điện ảnh nhất đêm diễn chính là khi Gaga xuất hiện trong áo choàng đen mỏng, ren lưới trùm đầu và ngồi trên chiếc thuyền trôi dọc “dòng sông sân khấu”, gợi nhớ hình ảnh The Phantom of the Opera. Hình ảnh này mang tính ẩn dụ cao, thay vì xóa bỏ quá khứ, Gaga chọn cách cùng quá khứ di chuyển về phía trước.

Thời trang – công cụ tự truyện

Mayhem Ball không chỉ là sự hồi tưởng về sự nghiệp, mà còn là màn đối thoại với chính bản thân Lady Gaga. Các thiết kế không đơn thuần là trang phục trình diễn, mà trở thành những chương hồi ức trong hành trình vượt qua đau đớn, đấu tranh và tái sinh. Lady Gaga khép lại đêm diễn bằng cách quay lại với bộ váy khung đỏ ban đầu, nhưng lần này, không phải để đối đầu với hỗn loạn, mà là chấp nhận và bước qua nó, trở thành một phiên bản mới tốt hơn.

Thu Vân

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI