Hoa mận bung nở trắng “cổng trời” xứ Nghệ

16/02/2023 - 07:17

PNO - Hàng chục hecta mận ở Nghệ An đang đua nhau bung nở hoa trắng xóa, thu hút nhiều du khách tìm về ngắm cảnh.

 

Những ngày này, Mường Lống (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) được ví như một thiên đường hoa, khi hàng chục hecta hoa mận đã bung nở trắng xóa. Những cánh hoa trắng tinh khôi khoe sắc, lúc ẩn mình trong lớp sương ban mai, khi hiện hữu rõ nét dưới ánh nặng nhẹ giữa trưa làm say đắm bao du khách.
Những ngày này, Mường Lống (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) được ví như một thiên đường hoa, khi hàng chục hecta hoa mận đã bung nở trắng xóa. Những cánh hoa trắng tinh khôi khoe sắc, lúc ẩn mình trong lớp sương ban mai, khi hiện hữu dưới mặt trời làm say đắm bao du khách.
Mường Lống được mệnh danh là “Sa Pa của xứ Nghệ”, bởi khí hậu mát mẻ quanh năm. Cùng với sự hùng vĩ của núi rừng, mây trời, nét văn hóa đặc sắc của người dân, nơi đây cũng đang dần thu hút nhiều du khách tìm về mỗi dịp hoa mận, hoa đào khoe sắc - Ảnh: X.Thống
Mường Lống được mệnh danh là “Sa Pa của xứ Nghệ”, bởi thời tiết mát mẻ quanh năm. Cùng với sự hùng vĩ của núi rừng, mây trời, nét văn hóa đặc sắc của người dân, nơi đây cũng đang dần thu hút nhiều du khách tìm về mỗi dịp hoa mận, hoa đào khoe sắc - Ảnh: X.Thống
Theo người dân địa phương, hoa mận bắt đầu bung nở từ đầu tháng 2. Khi những lớp hoa này rụng, trái sẽ phát triển. Khoảng tháng 5,6, người dân địa phương sẽ bắt đầu vào vụ thu hoạch quả.
Theo người dân địa phương, hoa mận bắt đầu bung nở từ đầu tháng 2. Khi những lớp hoa này rụng, trái sẽ phát triển. Khoảng tháng 5-6, người dân địa phương sẽ bắt đầu vào vụ thu hoạch quả.
Hoa mận nở thành nhiều lớp đan xen nhau.
Hoa mận nở thành nhiều lớp đan xen nhau.
Xã Mường Lống nằm giữa thung lũng trên đỉnh núi thuộc dãy Trường Sơn, có độ cao gần 1.500m so với mực nước biển, cách TP Vinh gần 300km. Phần lớn người dân nơi đây là đồng bào dân tộc Mông.
Xã Mường Lống nằm giữa thung lũng trên đỉnh núi thuộc dãy Trường Sơn, có độ cao gần 1.500m so với mực nước biển, cách TP Vinh gần 300km. Phần lớn người dân nơi đây là đồng bào dân tộc Mông.
Đường sá đi lại còn khó khăn, song những năm gần đây, lượng du khách tìm đến Mường Lống du lịch, trải nghiệm ngày một tăng. Nhiều người dân địa phương cũng đã bắt đầu chú trọng vào các vườn mận để phát triển du lịch.
Tuy đường sá đi lại còn khó khăn nhưng những năm gần đây, lượng du khách tìm đến Mường Lống du lịch, trải nghiệm ngày một tăng. Nhiều người dân địa phương cũng đã bắt đầu chú trọng vào các vườn mận để phát triển du lịch.
Nhiều người dân đã phát triển du lịch theo hình thức Homestay để phục vụ du khách từ các nơi đổ về. Chị Phú Vân, chủ một Farmstay ở xã Mường Lống cho biết, hiện trên địa bàn có 4 cơ sở đang phát triển mô hình du lịch này. Từ 23/1 (Mùng 2 tết), chị bắt đầu đón các đoàn khách đầu tiên trong năm. “Từ tết đến nay, tôi đã đón gần 200 khách lưu trú. Phần lớn khách tới đây đều là gia đình. Nhiều người sau khi liên hệ, họ xem ảnh thích lắm, nhưng tiếc vì xa quá, riêng đi lại đã mất 1 ngày nên không sắp xếp thời gian để đi được”, chị Vân nói. Ảnh: X.Thống
Nhiều người dân đã phát triển du lịch theo hình thức homestay để phục vụ du khách từ các nơi đổ về. Chị Phú Vân - chủ 1 Farmstay ở xã Mường Lống - cho biết, hiện trên địa bàn có 4 cơ sở đang phát triển mô hình du lịch này. Từ 23/1 (Mùng 2 tết), chị bắt đầu đón các đoàn khách đầu tiên trong năm: “Từ tết đến nay, tôi đã đón gần 200 khách lưu trú. Phần lớn khách tới đây đều là gia đình” - Ảnh: X.Thống
Chị Nguyễn Phương Lan (trú TP Vinh) cho biết, chuyến du lịch của cả gia đình đến Mường Lống vừa qua là một trải nghiệm khó quên. Ngoài ngắm cảnh núi đồi hùng vĩ, mây bay lững lờ, họ còn được gặp gỡ, giao lưu với người dân mộc mạc, chất phác. “Bạn cứ tưởng tường xem mình được ở trong ngôi nhà gỗ mát lạnh và được đón chào bằng mâm cơm của hai vợ chồng chủ nhà bê lên trân trọng kính mời. Thật là ZUMY. Chiều tối đi ngắm hoàng hôn. Tối đến lại khoác lên mình những trang phục rực rỡ sắc màu và âm thanh của người Mông rồi tham gia ca hát, nhảy múa bên đống lửa ấm áp với những chén rượu cần thật thú vị”, chị Lan chia sẻ.
Chị Nguyễn Phương Lan (trú TP Vinh) cho biết, chuyến du lịch của cả gia đình đến Mường Lống vừa qua là một trải nghiệm khó quên. Ngoài ngắm cảnh núi đồi hùng vĩ, mây bay lững lờ, chị còn được gặp gỡ, giao lưu với người dân mộc mạc, chất phác. Chị Lan chia sẻ: “Bạn cứ tưởng tượng xem mình được ở trong ngôi nhà gỗ mát lạnh và được đón chào bằng mâm cơm của vợ chồng chủ nhà bê lên trân trọng kính mời. Chiều đi ngắm hoàng hôn. Tối đến lại khoác lên mình những trang phục rực rỡ sắc màu và âm thanh của người Mông rồi tham gia ca hát, nhảy múa bên đống lửa ấm áp với những chén rượu cần thật thú vị” - Ảnh: Khánh Trung
Ông Và Chá Xà - Chủ tịch UBND xã Mường Lống cho biết, toàn xã này hiện có hơn 100 hecta mận và đào. Nhờ có cây mận, cây đào, Mường Lống đã thắng lợi trong việc “nói không với cây thuốc phiện”. Cây mận không chỉ mang lại lợi ích kinh tế từ việc thu hái quả mà còn mang đến tiềm năng du lịch rất lớn cho mảnh đất Mường Lống.
Ông Và Chá Xà - Chủ tịch UBND xã Mường Lống - cho biết, toàn xã này hiện có hơn 100ha mận và đào. Nhờ có cây mận, cây đào, Mường Lống đã thắng lợi trong việc “nói không với cây thuốc phiện”. Cây mận không chỉ mang lại lợi ích kinh tế từ việc thu hái quả mà còn mang đến tiềm năng du lịch rất lớn cho mảnh đất Mường Lống.
'Trước năm 1996, người dân nơi đây vẫn còn trồng nhiều cây thuốc phiện. Sau đó, chính quyền đã vận động người dân nhổ bỏ, thay thế bằng cây mận. Loại mận này được đưa về từ các tỉnh phía Bắc” - ông Xà nói.
"Trước năm 1996, người dân nơi đây vẫn còn trồng nhiều cây thuốc phiện. Sau đó, chính quyền đã vận động người dân nhổ bỏ, thay thế bằng cây mận. Loại mận này được đưa về từ các tỉnh phía Bắc” - ông Xà nói.

Phan Ngọc

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=