Hậu quả của nâng mũi quá cao

07/10/2021 - 18:55

PNO - Theo các chuyên gia tạo hình thẩm mỹ thuộc Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo, đa số khách hàng đến bệnh viện nhờ sửa lại dáng mũi trong tình trạng mũi lệch, lộ sóng, bóng đỏ vì da mũi mỏng mà lại nâng quá cao. Một vài trường hợp nguy hiểm hơn khi "mất" hẳn mũi do co rút. Đây là hậu quả của việc làm đẹp ở cơ sở không chuyên bất chấp sai phương pháp, dẫn đến rủi ro cao cho khách hàng.

Hiện nay, có hai dáng mũi khách hàng chọn khi quyết định thẩm mỹ nâng mũi: cao tự nhiên và cao Tây. Mũi là trung tâm của khuôn mặt, không những quyết định thần thái, sự thu hút của đối phương mà còn là “phong thủy” của người sở hữu. Tỷ lệ vàng tiêu chuẩn của một chiếc mũi đẹp dựa trên các nguyên tắc sau:

* Chiếc mũi phải chiếm 1/3 chiều dài khuôn mặt.

* Chiều cao của sống mũi là 11mm.

* Chóp mũi có chiều cao bằng 1/2 chiều dài mũi.

Nguyên nhân và những rủi ro tiềm ẩn

Giáo sư, bác sĩ Park Sung Yong - Cố vấn chuyên môn Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo - Ảnh: Gangwhoo
Giáo sư, bác sĩ Park Sung Yong - Cố vấn chuyên môn Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo - Ảnh: Gangwhoo

Theo giáo sư đại học Catholic Hàn Quốc, bác sĩ Park Sung Yong - Cố vấn chuyên môn Bệnh viện thẩm mỹ (BVTM) Gangwhoo: “Do yếu tố di truyền từ các đời mà dáng mũi người châu Á không được cao, thường là: mũi ngắn, mũi gồ, mũi hếch. Bác sĩ cần đo được độ cao, độ giãn da và độ giãn sụn của khách hàng để quyết định độ cao phù hợp với tỷ lệ khuôn mặt, không vượt quá sự chịu đựng của da. Nếu phá vỡ nguyên tắc này, đánh giá không đúng tình trạng của mũi, bất chấp sai phương pháp, tỷ lệ hài hòa với khuôn mặt sẽ dẫn đến tình trạng mũi hỏng”.

Mỗi ngày, Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo tiếp nhận hàng chục ca tái phẫu thuật mũi bị các tình trạng phổ biến như: mũi bị lệch - vẹo. Bên cạnh đó, chất liệu gây sức căng lên bề mặt da, làm sóng mũi lộ sóng, bóng đỏ. Nguy hiểm hơn là kích thích da, mô mũi làm hoại tử mô dẫn đến biến dạng, co rút, làm hẹp đường thở của mũi.  

Khắc phục biến chứng do nâng mũi quá cao

Để ca khắc phục thành công những ca biến chứng do nâng mũi quá cao, bác sĩ chuyên khoa sâu về phẫu thuật mũi tại bệnh viện kết hợp sự tư vấn của nhóm giáo sư Hàn Quốc trực tiếp khám, hội chẩn. Căn cứ vào tình hình cụ thể của chiếc mũi hỏng, mức độ nghiêm trọng khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Mỗi ngày, BVTM Gangwhoo tiếp nhận hàng chục ca tái phẫu thuật mũi do sai phương pháp ở các cơ sở không uy tín - Ảnh: Gangwhoo
Mỗi ngày, BVTM Gangwhoo tiếp nhận hàng chục ca tái phẫu thuật mũi do sai phương pháp ở các cơ sở không uy tín - Ảnh: Gangwhoo

 - Mũi lộ sóng, tụt sóng

Trước tiên, bác sĩ can thiệp tháo sụn, thực hiện vệ sinh cấy khoang trong thời gian từ 6 đến 12 tháng để mũi có thể hồi phục hoàn toàn rồi mới tiến hành nâng sửa mũi với phương pháp và chất liệu khác.

Sau đó, tiến hành tháo chất độn cũ ra khỏi mũi khi sóng mũi quá cao hoặc quá thấp, đầu mũi quá nhọn, thực hiện gọt lại hoặc thay chất độn mới cho chiếc mũi đạt độ cao lý tưởng, độ nhô mong muốn rồi đặt sụn vào. Đồng thời, kết hợp thêm sụn tự thân để bảo vệ phần đầu mũi.

 - Bóng đỏ đầu mũi 

Thông thường, do da đầu mũi quá mỏng, kèm theo dị ứng với chất liệu sụn nhân tạo dẫn đến hiện tượng bóng đỏ đầu mũi. Trường hợp này, bác sĩ sử dụng phương pháp cấu trúc để tái cấu trúc lại toàn bộ mũi. Sụn nhân tạo Nanoform kết hợp với sụn tự thân (sụn tai hoặc sụn vách ngăn) giúp sống mũi được nâng cao tự nhiên, hạn chế tối đa biến chứng sau nâng.

Khắc phục bóng đỏ đầu mũi chỉ 60 phút thực hiện - Ảnh: Gangwhoo
Khắc phục bóng đỏ đầu mũi chỉ 60 phút thực hiện - Ảnh: Gangwhoo

Sụn tự thân làm nhiệm vụ gia cố cấu trúc đầu mũi, tạo độ cong, giúp đầu mũi tròn đẹp và dựng trụ mũi, giúp đầu mũi được kéo dài và kín.

Sụn sinh học nano sẽ tạo nên phần sống mũi, tạo dáng Sline hoặc Lline đẹp tự nhiên. Đặc biệt, sụn sinh học nano tương thích với cơ thể và khả năng vặn xoắn cực đại, chịu lực của sụn ngay cả khi vặn vẹo mũi. Cấu trúc bề mặt lưới nano siêu mỏng và siêu nhẹ, tích hợp lớp mô mềm, mang lại cảm giác thoải mái, tự nhiên sau khi nâng.

- Mũi bị lệch vẹo, tràn filler

Trong trường hợp biến chứng do tiêm chất làm đầy (filler) là trường hợp không hiếm và bác sĩ cần nhanh chóng tiêm giải filler. Sau khoảng 6 đến 9 ngày thì mới có thể thực hiện phẫu thuật sửa lại.

 - Mũi biến dạng, co rút

Khắc phục mũi co rút nặng sau nâng - Ảnh: Gangwhoo
Khắc phục mũi co rút nặng sau nâng - Ảnh: Gangwhoo

Đây là tình trạng biến nặng, việc sửa lại là rất khó vì đã làm hư hại không chỉ ở mô mềm và cả cấu trúc mũi, nên phải chỉnh sửa kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Tại BVTM Gangwhoo, khi tiến hành sửa mũi hỏng, trước tiên, dùng vạt da vi phẫu có cuống mạch máu để xử lý biến dạng vùng lỗ mũi. Cách này giúp cho lỗ mũi bị co rút to ra, rồi dùng tế bào gốc của mỡ tự thân để làm đầy, tái tạo mạch máu nuôi dưỡng xung quanh mũi, xử lý các mô sẹo xung quanh mũi. Sau 1,5 tháng, bác sĩ mới tiến hành bước nâng mũi.

Phú Thịnh

Nguồn: BVTM Gangwhoo

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI