PNO - Sau 3 năm nỗ lực trùng tu với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo, bửu tán ngai vàng triều Nguyễn dần lộ diện với vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy.
![]() |
Ngày 14/11 Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, công trình trùng tu điện Thái Hòa sắp hoàn thành sau 3 năm nỗ lực trùng tu, trong đó bửu tán ngai vàng triều Nguyễn hiện đã hoàn thành hơn 90% khối lượng công việc |
![]() |
Bửu tán là cái tàng lọng quý báu, che trên ngai vua, tạo nên sự uy nghi và trang trọng của không gian vua ngự. Dưới thời vua Gia Long, bửu tán được làm bằng vải gấm. |
![]() |
Năm 1923, để chuẩn bị cho lễ “Tứ tuần đại khánh” của mình, vua Khải Định đã cho làm bửu tán bằng gỗ thếp vàng. |
![]() |
Mỗi mặt của bửu tán chạm lộng hình hai con rồng chầu mặt vào nhau miệng ngậm chữ “Thọ”. Bốn góc chạm hình đầu rồng nhô cao, xung quanh và các góc tạo hình các tua rủ uyển chuyển mềm mại. |
![]() |
Theo các tài liệu về lịch sử triều Nguyễn, người chế tác bức bửu tán này là nghệ nhân Nguyễn Văn Khả. Cảm phục tài năng của nghệ nhân, vua Khải Định ban cho Nguyễn Văn Khả hàm “Hàn lâm kiểm thảo”, thường gọi là Kiểm Khả - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh |
![]() |
![]() |
Trải qua nhiều lần trùng tu, ngày 23/11/2021 Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế khởi công Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa tại Đại nội, trong đó có phần trùng tu tôn tạo bửu tán - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh |
![]() |
Đây là công trình nằm chính giữa điện Thái Hòa |
![]() |
Việc trùng tu được thực hiện nghiêm ngặt qua nhiều công đoạn, đòi hỏi người thợ có tay nghề, kỹ thuật cao. Cụ thể, sơn sống sau khi được đánh thành sơn chín sẽ lọc qua lớp vải để lọc cặn bã nhằm loại bỏ tạp chất - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh |
![]() |
Sơn sau đó tiếp tục được pha với bột màu sơn mài, nhựa thông, dầu trẩu và dung môi dầu hỏa theo tỷ lệ rồi đánh tiếp thành sơn son (dùng cho thếp vàng, thếp bạc). |
![]() |
Sau đó, sơn lớp lót bằng sơn ta lần 1 để sơn hút sâu vào từng thớ gỗ, tạo sự liên kết bề mặt gỗ với các lớp sơn sau này. Sau khi lớp sơn này khô thì đến công đoạn bó vải chống nứt gỗ, tạo bề mặt đều và nhẵn, bảo vệ các lớp sơn sau này - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh |
![]() |
Dự kiến, lễ khánh thành điện Thái Hòa, sẽ diễn ra vào ngày 23/11, nhân Ngày Di sản Việt Nam. Công trình này nổi bật với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo, mang lại vẻ đẹp tráng lệ cho di tích. |
![]() |
Ông Hồ Hữu Hành - Giám đốc Công ty CP Tu bổ di tích Huế, cho biết quá trình phục chế các cấu kiện gỗ để trùng tu di tích phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. Sơn son thếp vàng cần phải có những vật liệu truyền thống chính, gồm sơn ta (sơn lấy từ nhựa cây sơn của núi rừng Bắc bộ) cùng các vật liệu như vàng quỳ, bạc quỳ, bột màu, nhựa thông, dầu trẩu, dầu hỏa, vải trắng, giấy nhám, keo epoxy, bột gỗ xay mịn, bột đá… |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Tổng kinh phí thực hiện dự án trùng tu điện Thái Hòa trong đó có cụm công trình bửu tán ngai vàng triều Nguyễn hơn 128 tỉ đồng (gồm ngân sách trung ương, địa phương và các nguồn huy động khác) - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh |
Thuận Hóa
Chia sẻ bài viết: |
Rất nhiều tăng ni, phật tử đã đến để thưởng lãm, chiêm nghiệm về một dòng chảy không bao giờ ngừng nghỉ của văn hóa Phật giáo trong văn hóa dân tộc.
Bên cạnh đó, các bảo tàng cũng có nhiều hoạt động trưng bày thú vị để phục vụ công chúng trong khoảng thời gian này.
Trăn trở tuồng cổ ở các làng quê bị mai một, bà Thâm dành trọn tâm huyết, mày mò may phục trang biểu diễn tuồng miễn phí suốt hàng chục năm qua.
Không chỉ ca sĩ trong nước, đêm nhạc mừng Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025 còn có sự tham gia của đoàn nghệ thuật đến từ nhiều quốc gia.
Hội thảo khoa học quốc tế tại Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc 2025 bàn về sự đóng góp của Phật giáo trong thúc đẩy hòa bình thế giới.
Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác Hồ, chương trình “Trò chuyện cùng thời gian” số tháng Năm lấy chủ đề “Bác ơi, tim Bác mênh mông thế”.
Sau "Đèn âm hồn", đạo diễn Hoàng Nam thực hiện dự án "Em bé Mỹ Lai".
"Bông sen vàng" là tác phẩm của cố nhà văn Sơn Tùng, vừa được tái bản nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Từ khi đạo Phật được du nhập, truyền bá và phát triển ở Việt Nam, tư tưởng Phật giáo luôn được gắn liền với các tác phẩm văn học,
Tối ngày 6/5, sự kiện giao lưu chủ đề "Văn chương di dân: Khám phá những lịch sử ẩn giấu” sẽ được diễn ra vào lúc 19g, tại Deutsches Haus (quận 1).
BTC thông tin một số điểm cần lưu ý khi đến chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự.
Triển lãm Văn hóa Phật giáo “Nơi nghệ thuật và tâm linh hội tụ” trưng bày nhiều cổ vật, báu vật Phật giáo.
Đại Phật kỳ này được may bằng vải siêu bền đặc biệt theo truyền thống quốc tế, có 5 màu xanh – vàng - đỏ - trắng - cam.
"Hơi thở cùa gia vị trong gian bếp Việt" là cuốn sách dạy nấu ăn của chuyên gia ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân, vừa được phát hành.
“Hãy nổi trống đồng, cho con cháu ngàn sau tiếp nối hồn thiêng giống nòi bất khuất...
Trở về sau Liên hoan sân khấu Busan (Hàn Quốc), đạo diễn Chánh Trực đã chia sẻ với Báo Phụ nữ TPHCM những trải nghiệm, suy nghĩ về sân khấu kịch TPHCM.
Cuộc thi ảnh “Đất nước ngàn hoa” trao 34 giải thưởng cho các tác phẩm xuất sắc ghi lại vẻ đẹp non sông đất nước trong 50 năm qua.
Nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc đã từ giã cõi đời vào tối ngày 2/5, hưởng thọ 107 tuổi. Ông để lại cho đời nhiều tựa/bộ sách có giá trị.