Cận cảnh "thần đèn" Nguyễn Văn Cư di dời điện Đại Hùng ở Quốc tự Diệu Đế

14/09/2022 - 15:55

PNO - Chánh điện cũ Quốc tự Diệu Đế có tuổi thọ 70 năm đang được thần đèn Nguyễn Văn Cư di dời lùi sau chánh điện mới 18m với kỹ thuật đặc biệt.

 

Có mặt tại chùa Diệu Đế vào sáng 14/9 phóng viên Báo Phụ Nữ TP. HCM nhận thấy công việc di dời  Điện công trình điện Đại Hùng ở chùa Diệu Đế đang diễn ra hết sức khẩn trương
Có mặt tại chùa Diệu Đế vào sáng 14/9, phóng viên Báo Phụ Nữ TP. HCM nhận thấy công việc di dời điện Đại Hùng ở chùa Diệu Đế đang diễn ra hết sức khẩn trương
Thần đèn Nguyễn Văn Cư cho biết, công trình này có hơn 60 năm tồn tại nên việc di dời pahỉ đảm bảo các quy trình khắc khe, đặc biệt theo yêu cầu của nhà chùa là tránh làm hỏng Bức tranh 'Long vân khế hội'  vô cùng quý báo hiện còn tại Việt Nam
"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư nhận định, công trình này có hơn 70 năm tồn tại nên việc di dời phải đảm bảo các quy trình kỹ thuật khắt khe, đặc biệt theo yêu cầu của nhà chùa là tránh làm hỏng bức bích họa "Long vân khế hội" vô cùng quý hiếm 
Bức bích họa “Cửu Long ẩn vân” hay còn gọi là “Long vân khế hội” chùa Diệu Đế. Đây là bức bích họa do họa sĩ Phan Văn Tánh, họa sĩ cung đình dưới triều Nguyễn vẽ hình 9 con rồng vờn trong mây trên trần và 4 cột giữa chính điện Đại Hùng vào những năm 1950. Bức họa này từng được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là bức tranh trần lớn nhất Việt Nam vào 3.2008. Mỗi con rồng một vẻ, tất cả đều oai phong lẫm liệt toát lên cái thần của con vật linh thiêng, uy quyền nhất trong 12 con giáp.
Bức bích họa "Long vân khế hội”  do ông Phan Văn Tánh, họa sĩ cung đình dưới triều Nguyễn vẽ hình 9 con rồng vờn trong mây trên trần và 4 cột giữa chính điện Đại Hùng vào thập niên 1950. Bức họa này từng được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là bức tranh trần lớn nhất Việt Nam vào tháng 3/2008. Mỗi con rồng một vẻ, tất cả đều oai phong lẫm liệt toát lên cái thần của con vật linh thiêng, uy quyền nhất trong 12 con giáp
Do đó chùa Diệu Đế muốn giữ bức bích họa quý hiếm cùng điện Đại Hùng nên đã nhờ thần đèn Nguyễn Văn Cư từ TP.HCM về Huế để di dời
Để giữ gìn bức bích họa quý hiếm cùng điện Đại Hùng nên nhà chùa đã nhờ ông Nguyễn Văn Cư từ TPHCM về Huế để thực hiện việc di dời
Theo đó thần đèn Nguyễn Văn Cư cùng các cộng sự đã đưa ra nhiều phương án khác nhau để đảm bảo tốt nhất việc di dời không gặp sự cố đáng tiếc
Ông Cư cùng các cộng sự đã đưa ra nhiều phương án khác nhau để đảm bảo việc di dời không gặp sự cố đáng tiếc
Để đảm bảo toàn bộ kết cấu công trình điện Đại Hùng không nứt nẻ, bong tróc trong quá trình dịch chuyển Cư cùng các công nhân đã thực hiện gai cố chắc phần móng bên dưới, công việc này được tiến hành ròng rã gần 3 tháng
Để đảm bảo toàn bộ kết cấu công trình điện Đại Hùng không nứt nẻ, bong tróc trong quá trình dịch chuyển, thần đèn Nguyễn Văn Cư cùng các công nhân đã thực hiện gia cố chắc phần móng bên dưới. Công việc này được tiến hành ròng rã gần 3 tháng
Rồi tiếp đến  đưa sắt vào đổ đà, hệ thống đổ đà này với diện tích 180m2
Tiếp đến đưa sắt vào đổ đà. Hệ thống đổ đà này có diện tích 180m2
Để dịch chuyển công trình này gồm ván, lăn, nêm và 2 máy vận hành 4 con be chịu lực để kéo đại điện cũ
Để dịch chuyển công trình này đúng kỹ thuật, "thần đèn" Nguyễn Văn Cư cùng các cộng sự đã dùng ván, lăn, nêm và 2 máy vận hành 4 con ben thủy lực để kéo đại điện cũ lùi sau đại điện mới 18m
hiện nay tại công trình này có 10 công nhân và 2 người vận hành máy để sửa chữa công trình này
Hiện nay, tại công trình này có 10 công nhân và 2 người vận hành máy làm việc liên tục cả ngày
Tất cả đều nỗ lực để hoàn thiện việc di dời điện Đại Hùng trong vòng 10 ngày
Tất cả đều nỗ lực để hoàn thiện việc di dời điện Đại Hùng trong vòng 10 ngày
Tính đến chiều nay, việc di dời điện cũ lùi sâu sau khu vực điện mới đã được thực hiện với khoảng cách hơn 4m
Tính đến 15g ngày 14/9, việc di dời điện cũ lùi sâu sau khu vực điện mới đã được thực hiện với khoảng cách hơn 4m
Rất nhiều phật tử, người dân xứ Huế đến xem thần đèn Nguyễn Văn Cư di chuyển ngôi điện nổi tiếng ở chùa Diệu Đế
Tại chùa Diệu Đế có rất nhiều phật tử, người dân xứ Huế đến xem "thần đèn" Nguyễn Văn Cư di chuyển ngôi điện nổi tiếng này
Ông Chư cho biết, Diện tích chánh điện cũ di dời 350. Với phương pháp đang thực hiện, đội ngũ anh em công ty chúng tôi sẽ cố gắng di dời chánh điện Quốc tự Diệu Đế lùi phía sau cách chánh điện mới làm hơn 18 m và nâng cao thêm công trình này 15cm. Riêng phần thực hiện di dời dự kiến trong 10 ngày
Ông Cư cho biết: "Tổng diện tích chánh điện cũ cần di dời là 350m2. Với các phương pháp đang thực hiện, chúng tôi sẽ cố gắng di dời chánh điện tại Quốc tự Diệu Đế lùi phía sau cách chánh điện mới đã có hơn 18m và nâng cao công trình này thêm 15cm. Riêng phần thực hiện di dời dự kiến thực hiện trong 10 ngày
Chùa Diệu Đế là một trong ba ngôi Quốc tự dưới triều Nguyễn còn lại trên mảnh đất Huế. Vì là quốc tự nên từ thuở thành lập chùa các vua nhà Nguyễn đã sắc cử các vị thiền sư uyên thâm Phật pháp làm tăng cang và trụ trì chùa.
Chùa Diệu Đế là một trong ba ngôi quốc tự dưới triều Nguyễn còn lại trên mảnh đất Huế. Vì là quốc tự nên từ thuở thành lập chùa, các vua nhà Nguyễn đã sắc cử các vị thiền sư uyên thâm Phật pháp làm tăng cang (một chức quan chuyên giám sát tăng ni cũng như quản lý ngôi chùa lớn nổi tiếng) và trụ trì chùa
Chùa Diệu Đế nguyên gốc là một khu vườn đẹp nổi tiếng ở phía Đông kinh thành Huế, là nơi “cắt rốn” của Hoàng tử Miên Tông, con vua Minh Mạng (sau này là vua Thiệu Trị). Sau này thành lên ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị. Sau khi lên ngôi, năm 1844, vua Thiệu Trị đã biến đổi nơi ở của mình thành một ngôi chùa và đặt tên là Diệu Đế Tự - vừa làm nơi bảo vệ cho kinh thành vừa trấn tĩnh những người lầm đường lạc lối trở về với điều thiện.
Chùa Diệu Đế nguyên gốc là một khu vườn đẹp nổi tiếng ở phía Đông kinh thành Huế, là nơi “cắt rốn” của Hoàng tử Miên Tông, con vua Minh Mạng (sau này là vua Thiệu Trị). Sau khi lên ngôi, năm 1844, vua Thiệu Trị đã biến đổi nơi ở của mình thành một ngôi chùa và đặt tên là Diệu Đế tự

Clip: Thần đèn Nguyễn Văn Cư cùng các cộng sự thực hiện di dời điện Đại Hùng ở Quốc tự Diệu Đế

 Thuận Hóa

 

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=