35 năm cuộc chiến bảo vệ Gạc Ma: Tổ quốc ghi công những anh hùng

14/03/2023 - 07:03

Ngày 14/3/1988, 64 cán bộ, chiến sĩ công binh hải quân ưu tú đã vĩnh viễn nằm xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo Gạc Ma.

 

Tàu HQ-604 rời đất liền ra Trường Sa làm nhiệm vụ, chỉ 3 ngày trước cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền và bị tàu địch bắn chìm tại Gạc Ma, ngày 14/3/1988. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Tàu HQ-604 rời đất liền ra Trường Sa làm nhiệm vụ, chỉ 3 ngày trước cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền và bị tàu địch bắn chìm tại Gạc Ma, ngày 14/3/1988 (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

 

Tàu HQ-505, con tàu duy nhất không bị chìm do thuyền trưởng Vũ Huy Lễ quyết định cho tàu “ủi bãi” lên đảo Cô Lin sau khi bị tàu địch bắn cháy, trở thành cột mốc chủ quyền sống của Việt Nam. Đảo Cô Lin vì thế được giữ vững đến hôm nay. Với chiến công oanh liệt, tàu HQ-505 được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Tàu HQ-505, con tàu duy nhất không bị chìm do thuyền trưởng Vũ Huy Lễ quyết định cho tàu “ủi bãi” lên đảo Cô Lin sau khi bị tàu địch bắn cháy, trở thành cột mốc chủ quyền sống của Việt Nam. Đảo Cô Lin vì thế được giữ vững đến hôm nay. Với chiến công oanh liệt, tàu HQ-505 được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

 

Những người chiến sỹ Trường Sa đang ngày đêm nâng cao cảnh giác, vững tay súng nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Những người chiến sĩ Trường Sa đang ngày đêm nâng cao cảnh giác, vững tay súng nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

 

Những người chiến sỹ Trường Sa vẫn đang ngày đêm nâng cao cảnh giác, vững tay súng nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Những người chiến sĩ Trường Sa vẫn đang ngày đêm nâng cao cảnh giác, vững tay súng nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

 

Những người chiến sỹ Trường Sa đang ngày đêm nâng cao cảnh giác, vững tay súng nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc với tinh thần mà người chiến sỹ-liệt sỹ Gạc Ma năm xưa Trần Văn Phương để lại trước khi hy sinh, tay vẫn giữ chặt cột cờ Tổ quốc, miệng hô to khẩu hiệu: “Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông chứ cương quyết không để mất đảo.” (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Những người chiến sĩ Trường Sa đang ngày đêm nâng cao cảnh giác, vững tay súng nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc với tinh thần mà người chiến sĩ - liệt sĩ Gạc Ma năm xưa Trần Văn Phương để lại trước khi hy sinh, tay vẫn giữ chặt cột cờ Tổ quốc, miệng hô to khẩu hiệu: “Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông chứ cương quyết không để mất đảo” (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

 

Những người chiến sỹ Trường Sa đang ngày đêm nâng cao cảnh giác, vững tay súng nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Những người chiến sĩ Trường Sa đang ngày đêm nâng cao cảnh giác, vững tay súng nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

 

Thời gian có dài bao nhiêu, lịch sử có đổi thay thế nào chăng nữa, nhưng trận chiến Gạc Ma vẫn thức tỉnh trái tim người Việt về nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Trong ảnh: Chiến sỹ hải quân lên đường ra Trường Sa làm nhiệm vụ (21/12/2019). (Ảnh: Nguyễn Văn Nhật/TTXVN)
Thời gian có dài bao nhiêu, lịch sử có đổi thay thế nào chăng nữa, nhưng trận chiến Gạc Ma vẫn thức tỉnh trái tim người Việt về nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Trong ảnh: Chiến sĩ hải quân lên đường ra Trường Sa làm nhiệm vụ (21/12/2019) (Ảnh: Nguyễn Văn Nhật/TTXVN)

 

Ban liên lạc Cựu chiến binh bộ đội Trường Sa giai đoạn 1984-1988 tại Đà Nẵng tổ chức Lễ tưởng niệm, tri ân 64 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ Gạc Ma (Đà Nẵng, 14/3/2015). (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Ban liên lạc Cựu chiến binh bộ đội Trường Sa giai đoạn 1984-1988 tại Đà Nẵng tổ chức Lễ tưởng niệm, tri ân 64 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ Gạc Ma (Đà Nẵng, 14/3/2015) (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)

 

Kỷ niệm 28 năm trận chiến đấu bảo vệ Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2016), gần 400 cựu chiến binh đã từng tham gia chiến đấu tại Trường Sa gặp mặt đầy cảm xúc tại xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. (Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN)
Kỷ niệm 28 năm trận chiến đấu bảo vệ Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2016), gần 400 cựu chiến binh đã từng tham gia chiến đấu tại Trường Sa gặp mặt đầy cảm xúc tại xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên (Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN)

 

Ban liên lạc truyền thống bộ đội Trường Sa giai đoạn 1984-1988 tổ chức lễ tưởng niệm 31 năm ngày 64 chiến sỹ hy sinh tại Gạc Ma (Đà Nẵng, 14/3/2019). (Ảnh: Đinh Văn Nhiều/TTXVN)
Ban liên lạc truyền thống bộ đội Trường Sa giai đoạn 1984-1988 tổ chức lễ tưởng niệm 31 năm ngày 64 chiến sĩ hy sinh tại Gạc Ma (Đà Nẵng, 14/3/2019) (Ảnh: Đinh Văn Nhiều/TTXVN)

 

Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

 

Cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thống bộ đội Trường Sa tại Đà Nẵng tổ chức tưởng niệm, tri ân các liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma (Đà Nẵng, 12/3/2023). (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thống bộ đội Trường Sa tại Đà Nẵng tổ chức tưởng niệm, tri ân các liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma (Đà Nẵng, 12/3/2023). (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)

Theo TTXVN

 
TIN MỚI