Trang nghiêm lễ rước Phật độc đáo ở cố đô Huế

11/05/2025 - 20:00

PNO - Chiều tối ngày 14 tháng 4 năm Ất Tỵ (11/5/2025) tại Diệu Đế Quốc tự TP Huế đã trang nghiêm diễn ra lễ tắm Phật, rước Phật.

Trong không khí linh thiêng của buổi lễ, Hòa thượng Thích Đức Thanh, Ủy viên thường trực Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chứng minh Ban trị sự Giáo hội Phật giáo TP Huế đã niêm hương, cử hành nghi lễ cầu nguyện, nguyện cầu tổ quốc vinh quang, đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc
Trong không khí linh thiêng của buổi lễ, Hòa thượng Thích Đức Thanh, Ủy viên thường trực Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chứng minh Ban trị sự Giáo hội Phật giáo TP Huế đã niêm hương, cử hành nghi lễ nguyện cầu tổ quốc vinh quang, đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc

Hòa thượng đã cử hành nghi lễ Mộc dục (tắm Phật) truyền thống, toàn thể chư Tôn thiền đức Tăng Ni, quý đạo hữu Phật tử đồng hướng tâm kỷ niệm ngày đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Hòa thượng đã cử hành nghi lễ tắm Phật (Mộc dục) truyền thống, toàn thể chư Tôn thiền đức Tăng Ni, quý đạo hữu Phật tử đồng hướng tâm kỷ niệm ngày đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Ngay sau lễ Mộc dục là lễ Rước tôn tượng Đức Phật sơ sinh từ Diệu Đế Quốc tự đến Tổ đình Từ Đàm
Ngay sau lễ tắm Phật là lễ rước tôn tượng Phật từ Diệu Đế Quốc tự đến Tổ đình Từ Đàm (TP Huế)
Lộ trình rước Phật từ Diệu Đế Quốc tự thẳng đường Bạch Đằng qua cầu Gia Hội, thẳng đường Trần Hưng Đạo, rẽ trái qua cầu Tràng Tiền, rẽ phải đường Lê Lợi, rẽ trái Điện Biên Phủ, rẽ trái Sư Liễu Quán và dừng tại Tổ đình Từ Đàm
Lộ trình rước Phật từ Diệu Đế Quốc tự thẳng đường Bạch Đằng qua cầu Gia Hội, thẳng đường Trần Hưng Đạo, rẽ trái qua cầu Tràng Tiền, rẽ phải đường Lê Lợi, rẽ trái Điện Biên Phủ, Sư Liễu Quán và dừng tại Tổ đình Từ Đàm
Tại tổ đình Từ Đám kim thân đức Phật sơ sinh được chư Tôn đức thành tâm cung thỉnh tôn trí tại lễ đài chính – đây là địa điểm sẽ tổ chức Lễ Chính thức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2025
Tại tổ đình Từ Đàm kim thân đức Phật được chư Tôn đức thành tâm cung thỉnh tôn trí tại lễ đài chính – đây là địa điểm sẽ tổ chức Lễ Chính thức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2025
Từ 17h, tất cả Tăng, Ni, Phật tử đã vân tập tại chùa Diệu Đế, đúng 17h30 lễ rước Phật chính thức được bắt đầu
Từ 17g, tất cả Tăng, Ni, Phật tử đã vân tập tại chùa Diệu Đế, đúng 17g30 lễ rước Phật chính thức được bắt đầu
Sau 3 hồi chuông trống bát nhã, từng đoàn xe nối đuôi nhau rực rỡ sắc màu, cờ đèn tôn vinh ngày đức Phật đản sanh diễu hành qua các trục đường chính của TP Huế. Hàng ngàn người dân xứ Huế đã tập trung hai bên đường để cung nghinh và chiêm ngưỡng
Sau 3 hồi chuông trống bát nhã, đoàn rước Phật rực rỡ sắc màu, cờ đèn tôn vinh ngày đức Phật đản sanh diễu hành qua các trục đường chính của TP Huế. Hàng ngàn người dân xứ Huế đã tập trung hai bên đường để cung nghinh và chiêm ngưỡng
Đoàn rước Phật đi qua chợ Đông Ba đị danh nổi tiếng của cố đô Huế
Đoàn rước Phật đi qua chợ Đông Ba- địa danh nổi tiếng của cố đô Huế
Được biết, lễ rước Phật lần đầu tiên được tổ chức tại Huế năm 1935 do Hội An Nam Phật học khởi xướng. Các nhà trí thức: Phật tử Tâm Minh Lê Đình Thám, cư sĩ Nguyễn Khoa Toàn, cụ Nguyễn Đình Hòe, quan Hiệp tá Nguyễn Khoa Tân chịu trách nhiệm chính. Lễ rước Phật được sự hưởng ứng và hộ trì mạnh mẽ của mọi tầng lớp lúc bấy giờ, từ Hoàng đế Bảo Đại đến các bà nội cung, quan lại, thiện tín nam nữ gần xa.
Lễ rước Phật lần đầu tiên được tổ chức tại Huế năm 1935 do Hội An Nam Phật học khởi xướng. Các nhà trí thức: Phật tử Tâm Minh Lê Đình Thám, cư sĩ Nguyễn Khoa Toàn, cụ Nguyễn Đình Hòe, quan Hiệp tá Nguyễn Khoa Tân chịu trách nhiệm chính. Lễ rước Phật được sự hưởng ứng và hộ trì mạnh mẽ của mọi tầng lớp lúc bấy giờ, từ Hoàng đế Bảo Đại đến các bà nội cung, quan lại, thiện tín nam nữ gần xa.
Trong lễ rước Phật, ngoài sự hiện diện của chư vị Hòa thượng Tăng cang và Tăng Ni, Phật tử, còn có sự hiện diện của Hoàng đế Bảo Đại, công chúa Mỹ Lương, Đoan Huy Hoàng Thái hậu, Phụ Thiên Thuần Hoàng hậu
Nghi lễ tưới nước thơm lên tượng Phật sơ sinh, với mục đích tái hiện hình ảnh chư thiên tắm mát Đức Phật lúc Ngài vừa đản sinh. Bên cạnh đó còn mang ý nghĩa tẩy trừ sự phiền não, gột rửa thân tâm, nhằm hướng đến sự thanh tịnh của mỗi Phật tử.
Nghi lễ tắm Phật, với mục đích tái hiện hình ảnh chư thiên tắm mát Đức Phật lúc ngài vừa đản sinh. Bên cạnh đó còn mang ý nghĩa tẩy trừ sự phiền não, gột rửa thân tâm, nhằm hướng đến sự thanh tịnh của mỗi Phật tử.
Sau một thời gian dài bị gián đoạn, vào năm 2008, khi Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, Phật giáo Huế phục hồi nghi lễ đặc thù này và duy trì cho đến ngày nay.
Sau một thời gian dài bị gián đoạn, vào năm 2008, khi Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, Phật giáo Huế phục hồi nghi lễ đặc thù này và duy trì cho đến ngày nay.
Lễ rước Phật từ lâu đã trở thành một nghi lễ thiêng liêng mang đậm dấu ấn văn hóa tâm linh không thể thiếu trong mỗi mùa Phật đản của tăng, ni, Phật tử và người dân xứ Huế.
Lễ rước Phật từ lâu đã trở thành một nghi lễ thiêng liêng mang đậm dấu ấn văn hóa tâm linh không thể thiếu trong mỗi mùa Phật đản của tăng, ni, Phật tử và người dân xứ Huế.
Nghi lễ này không chỉ khiến mọi người gần lại và chia sẻ cùng nhau mà còn cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.
Nghi lễ này không chỉ kéo mọi người gần lại và chia sẻ cùng nhau mà còn cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.

Thuận Hóa

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=