Son đỏ: Sự kiên cường của phụ nữ

25/09/2020 - 07:29

PNO - Từng có lúc, đôi môi đỏ được coi là dấu hiệu của việc giao du với ma quỷ, là kiểu trang điểm của những người phụ nữ bí ẩn, đáng sợ...

Năm 1912, hàng nghìn người ủng hộ phong trào đòi quyền bầu cử đã tuần hành qua thẩm mỹ viện Elizabeth Arden ở New York, chủ thương hiệu này đã trao những thỏi son môi màu đỏ tươi cho những người diễu hành để thể hiện sự ủng hộ của mình cho phong trào quyền phụ nữ.

Các nhà lãnh đạo phong trào đòi quyền bầu cử lúc bấy giờ, là Elizabeth Cady Stanton và Charlotte Perkins Gilman, yêu thích màu son đỏ vì nó có khả năng “gây sốc” cho đàn ông. Từ đó,  những người biểu tình đã sử dụng màu son đậm hàng loạt, coi đó như một dấu hiệu của sự phá vỡ khuôn phép và giải phóng.

Những người từ Massachusetts diễu hành trên các đường phố của Thành phố New York (khoảng năm 1915)
Những người  biểu tình đòi quyền bầu cử từ Massachusetts diễu hành trên các đường phố của Thành phố New York (khoảng năm 1915)

Rachel Felder, tác giả của cuốn sách Red Lipstick: An Ode to a Beauty Icon (tạm dịch Son đỏ: Lời ca tụng của sắc đẹp) cho biết: “Không thể có một biểu tượng hoàn hảo hơn son môi đỏ, nó không chỉ mạnh mẽ mà còn đầy nữ tính. Những người phụ nữ đấu tranh cho quyền bầu cử không chỉ vì sức mạnh của quyền lực mà là sức mạnh của những người phụ nữ".

Trong suốt nhiều thế kỷ, son môi đỏ là dấu hiệu của nhiều sự kiện, từ thời điểm nó thứ được lựa chọn của giới thượng lưu Ai Cập cổ đại đến trở thành biểu tượng của sự quyến rũ ở Hollywood thời kỳ đầu.

Chân dung nhà kinh doanh mỹ phẩm và làm đẹp Elizabeth Arden (1947)
Chân dung nhà kinh doanh mỹ phẩm và làm đẹp Elizabeth Arden (1947)

Trong nhiều màu sắc của của son môi, màu son đỏ phản ánh lịch sử văn hóa và các hệ tư tưởng của từng thời đại. Khi son môi phổ biến vào đầu thế kỷ 20, màu môi đỏ thường gắn liền với những người phụ nữ bất lịch sự, vô đạo đức, thậm chí là dị giáo. "Từng có lúc, đôi môi đỏ được coi là dấu hiệu của việc giao du với ma quỷ, là kiểu trang điểm của những người phụ nữ bí ẩn, đáng sợ”, Felder nói.

Sau đó, khi phong trào đòi quyền bầu cử ở Mỹ sử dụng son đỏ, những người ủng hộ trên khắp thế giới cũng sử dụng màu son này.

Emmeline Pankhurst
Emmeline Pankhurst

Những hoạt động nữ quyền lan rộng khắp châu Âu, New Zealand và Úc, thường xuyên chia sẻ các chiến lược cùng với những tổ chức từ Anh và Mỹ. Họ thực hiện các buổi diễu hành, bãi công đến những biện pháp quân sự mạnh tay. Tinh thần chiến đấu cũng được thể hiện trong cách trang điểm của họ. 

Khi phụ nữ được giải phóng mạnh mẽ hơn, những chiếc áo nịt ngực bớt gò bó được thay thế bằng kiểu bra giúp tôn vẻ đẹp của phái nữ, màu son đỏ cũng được Coco Chanel phát triển với độ bóng và sắc nét hơn.

Bốn nhân viên tổng đầi 1945
Bốn nhân viên tổng đài của quân đội Hoa Kỳ năm 1945

Sau khi các hậu bối tô son đỏ, các mỹ nhân nổi tiếng của Roaring Twenties (thập niên 1920) cũng làm theo. Felder khẳng định màu son không đơn giản chỉ là màu sắc để “tô màu” cho đôi môi, chúng thể hiện khả năng và tính cách của "người phụ nữ hiện đại" ở châu Âu và châu Mỹ.

Hình minh họa của J. Howard Miller về Rosie the Riveter, biểu tượng văn hóa được sử dụng để tuyển dụng và trao quyền cho các nữ công nhân nhà máy Mỹ, đặc biệt có đôi môi mọng như anh đào.
Áp phích tuyển dụng y tá cho quân y Hoa Kỳ thập niên 1940

Khi son môi bị đánh thuế ở Anh khiến những thỏi son trở nên đắt đỏ, phụ nữ đã nhuộm môi bằng nước củ cải đường. Thời điểm đàn ông ra chiến trường, những người phụ nữ ở hậu phương sử dụng son đỏ để tham gia lực lượng lao động. Felder giải thích điều đó thể hiện sự kiên cường của họ khi đối mặt với xung đột và mang lại cảm giác bình thường trong những thời điểm khó khăn. "Nó cho phép phụ nữ giữ được cảm giác về bản sắc riêng của họ từ trước chiến tranh".

Từ năm 1941 và trong suốt thời gian chiến tranh, son môi đỏ đã trở thành điều bắt buộc đối với những phụ nữ gia nhập quân đội Hoa Kỳ. Các thương hiệu làm đẹp cũng cho ra đời nhiều mẫu son đỏ đặc biệt trong thời điểm này: Elizabeth Arden đã cho ra đời "Victory Red", Helena Rubenstein giới thiệu "Regimental Red"….

Montezuma Red
Montezuma Red của Elizabeth Arden

Riêng Arden đã được chính phủ Mỹ yêu cầu phát triển một loại son đỏ và màu móng tay theo quy định để phục vụ phụ nữ.

"Montezuma Red" khi đó của Arden đã khiến màu đỏ nổi bật trên đồng phục của các nữ quân nhân Mỹ. “Việc tô son đỏ đối với một người phụ nữ trong thời đại đó có liên quan đến cảm giác về lòng tự trọng của nữ giới, đặc biệt là“ lòng tự trọng của phụ nữ kiên cường và mạnh mẽ", Felder nói thêm.

Sau chiến tranh, những nữ diễn viên nổi tiếng của Hollywood như Elizabeth Taylor đã sử dụng màu son đỏ để thể hiện tự tin của bản thân và hình ảnh của bà trở thành biểu tượng suốt thời gian dài.

Ngày nay, có nhiều biểu tượng thể hiện cho sự dấu tranh vì quyền phụ nữ nhưng màu son đỏ vẫn có những giá trị không thay đổi.

Nữ diễn viên Elizabeth Taylor đặc biệt yêu thích màu son đỏ
Nữ diễn viên Elizabeth Taylor đặc biệt yêu thích màu son đỏ

Khánh Vân (theo CNN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI