Nhọc nhằn nghề chà nhám đồ mộc

10/03/2024 - 06:16

PNO - Vất vả, thường xuyên tiếp xúc với bụi, hóa chất song nhiều phụ nữ ở xã Quỳnh Hưng vẫn chọn làm thợ chà nhám đồ mộc vì chủ động được thời gian.

Xã Quỳnh Hưng (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) có 2 làng nghề mộc dân dụng và mỹ nghệ. Thời hưng thịnh, toàn xã có hơn 300 hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, gia công mộc; tạo công ăn việc làm cho hơn 800 lao động địa phương.
Xã Quỳnh Hưng (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) có 2 làng nghề mộc dân dụng và mỹ nghệ. Thời hưng thịnh, toàn xã có hơn 300 hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, gia công mộc; tạo công ăn việc làm cho hơn 800 lao động địa phương.
Bà Vũ Thị Thuý (50 tuổi, trú xã Quỳnh Hưng) cho biết, công việc chà nhám là một trong những khâu quan trọng trong sản xuất đồ gỗ nội thất. Để các sản phẩm được đẹp mắt, tinh xảo thì trải qua quy trình chà nhám cẩn thận và kĩ lưỡng.
Bà Vũ Thị Thuý (50 tuổi, trú xã Quỳnh Hưng) cho biết, công việc chà nhám là một trong những khâu quan trọng trong sản xuất đồ gỗ nội thất. Các sản phẩm để được đẹp mắt, tinh xảo phải trải qua quy trình chà nhám cẩn thận và kĩ lưỡng.
Gần chục năm theo nghề chà nhám ở xưởng mộc, bà Thuý nói rằng, công việc này tuy không đòi hỏi tay nghề cao, song người làm cần phải kiên nhẫn do hầu như chỉ ngồi một chỗ. Cũng vì thế, nghề chà nhám ở làng nghề mộc Quỳnh Hưng phần lớn đều do phụ nữ đảm nhận.
Gần chục năm theo nghề chà nhám ở xưởng mộc, bà Thuý nói rằng, công việc này tuy không đòi hỏi tay nghề cao, song người làm cần phải kiên nhẫn do hầu như chỉ ngồi một chỗ. Cũng vì thế, nghề chà nhám ở làng nghề mộc Quỳnh Hưng phần lớn đều do phụ nữ đảm nhận.
Mỗi ngày, những người làm nghề chà nhám như bà Thuý được các chủ xưởng mộc trả công 200.000 - 250.000 đồng. “Làm cái nghề này tưởng đơn giản nhưng cũng mệt lắm, lại thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bặm. Giờ lớp trẻ nó không làm việc này đâu, nó đi công ty khỏe hơn. Chỉ có những người già như chúng tôi mới làm thôi” - bà Thuý nói.
Mỗi ngày, những người làm nghề chà nhám như bà Thuý được các chủ xưởng mộc trả công 200.000 - 250.000 đồng. “Làm cái nghề này tưởng đơn giản nhưng cũng mệt lắm, lại thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bặm. Giờ lớp trẻ nó không làm việc này đâu, đi công ty khỏe hơn. Chỉ có những người già như chúng tôi mới làm thôi” - bà Thuý nói.
Việc chà nhám đồ mộc ở đây phần lớn vẫn đang được làm thủ công. Để đảm bảo sức khỏe, hạn chế hít bụi vào người, họ buộc phải dùng nhiều lớp khẩu trang vải che kín mặt trong lúc làm việc.
Việc chà nhám đồ mộc ở đây phần lớn vẫn đang được làm thủ công. Để đảm bảo sức khỏe, hạn chế hít bụi vào người, họ buộc phải dùng nhiều lớp khẩu trang vải che kín mặt trong lúc làm việc.
Chị Lê Thị Liệu (36 tuổi, trú xã Quỳnh Hưng) cho biết, không chỉ bụi, nhiều lúc họ còn bị ngứa, phải dùng thuốc chống dị ứng. “Được cái làm nghề này nó tự do. Lúc nào rảnh thì mình ra làm, còn có việc gia đình thì nghỉ nên tiện chăm sóc con cái hơn” - chị Liệu nói.
Chị Lê Thị Liệu (36 tuổi, trú xã Quỳnh Hưng) cho biết, không chỉ bụi, nhiều lúc họ còn bị ngứa, phải dùng thuốc chống dị ứng. “Được cái làm nghề này nó tự do. Lúc nào rảnh thì mình ra làm, còn có việc gia đình thì nghỉ nên tiện chăm sóc con cái hơn” - chị Liệu nói.
Anh Phan Trọng Hải (37 tuổi, một thợ mộc ở xã Quỳnh Hưng) cho biết, nghề nào cũng có vất vả, song với nghề mộc, sức khỏe của họ bị ảnh hưởng khá nhiều do thường xuyên phải tiếp xúc với bụi, hóa chất. “Thậm chí có nhiều loài gỗ có tinh dầu còn khiến mình khi tiếp xúc bị cay mắt, ngứa toàn thân” - anh Hải nói.
Anh Phan Trọng Hải (37 tuổi, một thợ mộc ở xã Quỳnh Hưng) cho biết, nghề nào cũng có vất vả, song với nghề mộc, sức khỏe của họ bị ảnh hưởng khá nhiều do thường xuyên phải tiếp xúc với bụi, hóa chất. “Thậm chí có nhiều loài gỗ có tinh dầu còn khiến mình khi tiếp xúc bị cay mắt, ngứa toàn thân” - anh Hải nói.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI