Người phục dựng ký ức

10/09/2020 - 21:01

PNO - Nằm ở góc đường Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức, ròng rã gần nửa thế kỷ qua, cửa tiệm của ông Trần Minh Trí đã phục dựng hàng ngàn loại máy móc, thiết bị cổ ở Sài Gòn. Ở độ tuổi xấp xỉ 70 nhưng người đàn ông này vẫn cố gắng vun vén, gìn giữ cái nghề từ thời trẻ của mình.

Ông Trần Minh Trí, người phục dựng đồ cổ giữa lòng Sài Gòn

Cần mẫn một đời với đồ cổ

Cửa tiệm sửa đồ cổ của ông Trần Minh Trí cách chợ Thủ Đức khoảng 800m, nằm đối diện với ngã ba Chương Dương - Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức. 

Ngày xưa, nhìn anh trai sửa đồ cổ, rồi hằng ngày được tiếp xúc với các đồ vật như kìm, cờ lê - mỏ lết… ông Trí bén duyên với nghề lúc nào không hay. Đến cuối năm 1975, đầu năm 1976, ông cho ra đời tiệm sửa đồ cổ của riêng mình, nhưng bảng hiệu mang tên anh trai - "Ngọc"

Bộ đồ nghề quen thuộc đã giúp ông Trí phục dựng hàng ngàn thiết bị, đồ cổ ở Sài Gòn, gắn kết nhiều kỷ vật quý báu của người dân Sài Gòn

Bộ đồ nghề quen thuộc đã giúp ông Trí phục dựng hàng ngàn thiết bị, đồ cổ ở Sài Gòn

Tay nghề của ông Trí ngày càng được nhiều người biết đến. Có lẽ người dân xung quanh chợ Thủ Đức đã quen với hình ảnh, đều đặn mỗi ngày, hai cha con ông chở nhau trên chiếc xe máy cũ đến cửa tiệm.

Cửa tiệm của ông Trí phục vụ khách từ 8g đến 17g mỗi ngày, chuyên sửa đồ điện tử, điện dân dụng như cassette, tivi, đầu đĩa… Những món đồ mà với mỗi người khách, đó không chỉ là thiết bị để sử dụng, mà còn là những kỷ niệm, những điều lấp lánh thuộc về ký ức.

Cửa tiệm sửa đồ cổ của ông Nguyễn Minh Trí cách chợ Thủ Đức khoảng 800m, nằm đối diện với ngã ba Chương Dương - Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức

Cửa tiệm sửa đồ cổ của ông Nguyễn Minh Trí cách chợ Thủ Đức khoảng 800m, nằm đối diện với ngã ba Chương Dương - Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức

Theo ông Trí, muốn gắn bó với nghề sửa đồ cổ, ngoài đức tính nhẫn nại thì phải yêu nghề, bởi đây là công việc đòi hỏi sự chỉn chu, tỉ mỉ chứ không thể vội vàng hay qua loa được.

Ông Trí thường ưu tiên sửa những thiết bị thiết yếu với cuộc sống của người dân trước, còn những đồ vật kỳ công như cassette, đầu đĩa… ông "để dành" sửa sau. Có những ngày, vì quá đông khách hai cha con ông tất bật từ sáng đến tận tối mịt.

Dù kỳ công, tốn nhiều thời gian nhưng ông Trí lấy tiền công khá thấp, mỗi món đồ chỉ khoảng trên dưới 100.000 đồng.

Hàng nghìn vật dụng, thiết bị phục vụ cho công việc sửa chữa đồ cổ của ông Trí chồng chất lên nhau, nếu người ngoài nhìn vào khó phân biệt được.

Hàng ngàn vật dụng, thiết bị phục vụ cho công việc sửa chữa đồ cổ của ông Trí chồng chất lên nhau, nếu người ngoài nhìn vào khó phân biệt được

Trong cửa tiệm của ông, nếu người ngoài nhìn vào khó phân biệt được các trang thiết bị nhưng ông Trí lại thuộc nằm lòng, bởi mọi thứ đối với ông đã quá gần gũi và thân thuộc. Những chiếc cờ lê - mỏ lết, kìm… đã trở thành người bạn thân thiết, song hành cùng ông gần nửa thế kỷ qua.

Ở nhà, ông cũng cất giữ một chiếc tivi và một chiếc radio "xưa" để sau này, nếu không còn gắn bó với công việc thì vẫn còn đấy những ký ức.

 

Anh Tú (37 tuổi), người con trai thứ hai của ông Trí bị bệnh bẩm sinh nên mọi công việc tại cửa tiệm đều do một tay ông Trí đảm nhiệm. Nhiệm vụ của anh Tú là trông cửa tiệm mỗi khi ông Trí đi vắng và ghi chép tên khách hàng, số điện thoại để tiện liên lạc

Anh Tú (37 tuổi), người con trai thứ hai của ông Trí bị bệnh bẩm sinh nên mọi công việc tại cửa tiệm đều do một tay ông Trí đảm nhiệm. Nhiệm vụ của anh Tú là trông cửa tiệm mỗi khi ông Trí đi vắng và ghi chép tên khách hàng, số điện thoại để tiện liên lạc

Sửa đài cho bộ đội nghe tin tức ở quê nhà 

Ông Trí vẫn nhớ rất rõ những kỷ niệm gắn liền với hành trình làm nghề của mình. Trò chuyện với chúng tôi, ông hướng mắt về chiếc radio cũ bên mé cột và bắt đầu kể về ký ức khó quên với các anh bộ đội Cụ Hồ.

Đó là khoảng thời gian sau năm 1975, vô tình gặp nhau ở chợ, gần khu căn cứ Sóng Thần ngày xưa, khi biết thông tin ông Trí có tiệm sửa đồ cổ nên các anh đã  tìm đến cửa tiệm của ông, nhờ sửa chiếc radio cũ để nghe tin tức ở quê nhà.

“Sáng sớm, có khoảng 4 - 5 chú ngồi chờ tôi trước cửa tiệm, nhờ "bác sửa giùm con cái đài, chứ nghe nó rồ rồ, chả ra làm sao”, ông Trí kể. 

Anh Tú, người con trai thứ hai của ông Trí bị tật nguyền nên mọi công việc tại cửa tiệm đều do một tay ông Trí gánh vác.

Khó khăn là thế nhưng người đàn ông này luôn cần mẫn với công việc sửa chữa đồ cổ của mình

Sau một hồi mày mò, ông Trí đã tìm ra lỗi và sửa hoàn tất cho các anh. “Ồ phải vậy chứ, nghe phải vậy mới biết được tin tức ở quê nhà”, ông Trí nhắc lại lời của một anh bộ đội khi nhận chiếc radio từ tay ông.

Dù đây là công việc thường ngày nhưng ông Trí vẫn không giấu được niềm hạnh phúc khi có thể kết nối "hai đầu nỗi nhớ" và đến bây giờ, mỗi khi có khách ghé sửa radio, ông lại nhớ về kỷ niệm với những anh lính thuở xưa.

Cuối đời, ông Trí vẫn đau đáu với cái nghiệp của anh trai, đối với ông Trí còn làm nghề được ngày nào là hạnh phúc ngày đó bởi nghề sửa đồ cổ chính là niềm đam mê của ông

Sửa đồ cổ chính là niềm đam mê của ông Trí

Gắn bó với nghề sửa đồ cổ, ông Trí được mọi người mệnh danh là "người lưu giữ ký ức", bởi những đồ vật hồi sinh dưới bàn tay của ông đã gắn kết nhiều câu chuyện khó phai phôi.

“Có nhiều người nhận đồ cứ cảm ơn rối rít vì không nghĩ có thể sửa được, làm mình cũng mừng lây”, ông Trí tâm sự.

Đến bây giờ, ông không nhớ nổi đã sửa bao nhiêu món đồ cổ cho khách hàng nhưng suốt quãng đời làm nghề, ông luôn tự hào vì đã hết sức, tận tâm với khách.

Cái nghề này cho ông nhiều niềm vui nhưng cũng lấy đi của ông không ít mồ hôi, nước mắt bởi có những món đồ từ thời xa xưa, là kỷ vật quý giá của khách hàng nhưng vì không có phụ tùng thay thế nên ông đành ngậm ngùi bỏ cuộc.

“Làm nghề lâu nên chỉ cần nhìn máy là biết có sửa được không, có những đồ vật quá cũ nên không có phụ tùng thay thế, cũng có những món đồ phải ngậm ngùi bỏ dở vì không còn cách để sửa”, ông Trí trầm tư nói.

Cuối đời, người đàn ông này vẫn đau đáu về thế hệ tiếp nối nghề "sửa đồ cổ cho người Sài Gòn". 

 

Gắn bó gần nửa thập kỷ với tiệm sửa đồ cổ, ông Trí vẫn giữ trọn đam mê với nghề. Đối với ông, đây là công việc mang lại niềm vui và ý nghĩa lớn lao. Dù đã ở độ tuổi gần đất xa trời nhưng ông Trí vẫn phải gồng gánh để trang trải cuộc sống của gia đình và nuôi thêm người con trai bị bệnh bẩm sinh
Gắn bó gần nửa thế kỷ với tiệm sửa đồ cổ, ông Trí vẫn giữ trọn đam mê với nghề. Đối với ông, đây là công việc mang lại niềm vui và ý nghĩa lớn lao. Dù đã cao tuổi nhưng ông Trí vẫn phải gồng gánh để trang trải cuộc sống của gia đình, nuôi người con trai bị bệnh bẩm sinh.

Ông Trí và người con trai bận rộn với công việc sửa chữa hằng ngày tại cửa tiệm. Do khối lượng công việc lớn nên ông làm việc không kể ngày nghỉ.

Với kinh nghiệm làm nghề lâu năm, ông Trí đã tạo dựng được uy tín của riêng mình, giờ đây thương hiệu "Ngọc" của ông được rất nhiều người biết đến.

 

Ông Trí là thế hệ thứ 2 trong gia đình nối tiếp nghề sửa đồ cổ. Đến nay, ông đã hành nghề được gần nửa thập kỷ. Dù vất vả nhưng chưa bao giờ ông Trí có ý định bỏ nghề

Ông Trí là thế hệ thứ 2 trong gia đình nối tiếp nghề sửa đồ cổ. Đến nay, ông đã hành nghề được gần nửa thế kỷ. Dù vất vả nhưng chưa bao giờ ông Trí có ý định bỏ nghề.

 

 

uối đời, ông Trí vẫn đau đáu với cái nghiệp của anh trai, đối với ông Trí còn làm nghề được ngày nào là hạnh phúc ngày đó bởi nghề sửa đồ cổ chính là đam mê của ông
Đối với ông Trí, còn làm nghề được ngày nào là hạnh phúc ngày đó bởi nghề sửa đồ cổ là đam mê của ông.

July Kim

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI