Hoa Kỳ muốn giải quyết tranh chấp hàng hải ở châu Á

20/07/2013 - 13:54

PNO - PNO – Thứ Hai tới (22/7), Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ bắt đầu chuyến đi thăm kéo dài một tuần đến Ấn Độ và Singapore. Các quan chức nói rằng ưu tiên hàng đầu chuyến công du châu Á của ông Biden là giải quyết tình trạng căng...

Hoa Ky muon giai quyet tranh chap hang hai o chau A

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu về chính sách kinh tế và thương mại của Hoa Kỳ với châu Á và
Ấn Độ tại Đại học George Washington (Mỹ) ngày 18/7 - Ảnh: AFP

Chuyến đi này cho phép Nhà Trắng tái khẳng định cam kết xoay trục chiến lược sang châu Á, và ông Biden sẽ thảo luận về hợp tác kinh tế ngày càng tăng với khu vực cũng như các vấn đề địa chính trị đang nóng như Afghanistan.

Đáng chú ý là chuyến đi sẽ tạo điều kiện để nhân vật số 2 của Mỹ có cơ hội trao đổi với các nhà lãnh đạo khu vực về cách quản lý các khiếu nại hàng hải chồng chéo ở Biển Đông - một điểm nóng trong suốt thập kỷ qua.

Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền lãnh thổ gần như toàn bộ khu vực này và leo thang chiếm đóng các đảo nhỏ đang tranh chấp, một hành động bị Philippines và Việt Nam cực lực phản đối.

Ông Biden và chính quyền Obama "quan ngại đến một số cách thức hoạt động diễn ra trong khu vực, và vì vậy tôi nghĩ rằng bạn có thể mong đợi ông ta ưu tiên giải quyết vấn đề này khi đến thăm 2 nước châu Á", một quan chức cấp cao cho biết hôm 19/7.

Khi đến Singapore, ông Biden sẽ nói chuyện với các nhà lãnh đạo nước này về sự can dự sâu của Washington trong việc “đảm bảo để các tranh chấp này được quản lý theo một cách nhằm thúc đẩy tự do hàng hải, thúc đẩy sự ổn định, thúc đẩy việc giải quyết xung đột, tránh đe dọa và ép buộc và xâm lược".

Lần đầu tiên đến New Delhi, ông Biden dự kiến sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo hàng đầu của Ấn Độ bao gồm Thủ tướng Manmohan Singh và Tổng thống Pranab Mukherjee.

Hoa Ky muon giai quyet tranh chap hang hai o chau A

Nisha Desai Biswal, một người Mỹ gốc Ấn, tân Trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề Nam Á - Ảnh: AFP

Vào ngày thứ Tư (24/7), ông Biden sẽ có một bài phát biểu về chính sách tại Thị trường chứng khoán Bombay và có một hội nghị bàn tròn với các nhà lãnh đạo kinh doanh Ấn Độ, nơi ông sẽ nhấn mạnh hơn đến việc bảo vệ sở hữu trí tuệ và tập trung nêu bật quan hệ thương mại ngày càng tăng giữa hai nước.

Một quan chức Mỹ cho biết, quan hệ thương mại song phương Mỹ-Ấn đã tăng gần 100 tỷ USD mỗi năm, nhưng "không có lý do gì để không tăng gấp 5 lần con số đó”, vị quan chức chính phủ cho biết.

Cải cách nhập cư, một vấn đề đang được tranh luận trong Quốc hội Mỹ, cũng là mối quan tâm ở Ấn Độ, nơi sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng có thể được hưởng lợi, khi Mỹ có kế hoạch tăng gấp ba số lượng thị thực phân bổ cho người lao động tay nghề cao.

Chuyến đi của ông Biden diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ đề cử bà Nisha Desai Biswal làm trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề Nam Á, lần đầu tiên một người Mỹ gốc Ấn sẽ đứng đầu cơ quan giám sát chính sách đối ngoại của Mỹ với Afghanistan, Ấn Độ và Pakistan.

VIỆT HƯNG (Theo AFP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI