Hình ảnh ở Thạnh An - xã đảo đầu tiên của TPHCM

27/04/2021 - 09:19

PNO - Ngày 27/4, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng về công nhận huyện Cần Giờ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 và trao quyết định công nhận Thạnh An là xã đảo thuộc TPHCM.

 

Thạnh An có địa hình biệt lập cách trung tâm huyện Cần Giờ 8km đường thủy, với tổng diện tích tự nhiên hơn 13.000ha được bao bọc bởi sông nước và rừng phòng hộ. Xã có địa hình trũng thấp thường xuyên bị ngập do triều, mật độ dân cư cao nhưng không có khả năng mở rộng diện tích.
Thạnh An có địa hình biệt lập, cách trung tâm huyện Cần Giờ 8km đường thủy, với tổng diện tích tự nhiên hơn 13.000ha được bao bọc bởi sông nước và rừng phòng hộ. Xã có địa hình trũng thấp, thường xuyên bị ngập do triều, mật độ dân cư cao nhưng không có khả năng mở rộng diện tích.
Trước đây, mỗi khi đêm xuống, người dân ở Thạnh An phải thắp sáng nhờ đèn dầu. Không có điện, người dân sinh sống nhờ vào nghề làm muối, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản bằng phương pháp thủ công, không mang lại hiệu quả cao, cuộc sống thiếu thốn. Năm 2015, lưới điện được kéo về Thạnh An, cuộc sống người dân nơi đây đã thay đổi.
Trước đây, mỗi khi đêm xuống, người dân ở Thạnh An phải dùng đèn dầu để thắp sáng. Người dân sinh sống nhờ vào nghề làm muối, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản bằng phương pháp thủ công, không mang lại hiệu quả cao, cuộc sống thiếu thốn. Năm 2015, lưới điện được kéo về Thạnh An, cuộc sống người dân nơi đây đã thay đổi.
Hiện nay, việc di chuyển ra xã đảo Thạnh An khá thuận lợi. Từ thị trấn Cần Thạnh, người dân chỉ mất khoảng 30 phút đi đò ra xã đảo Thạnh An. Số chuyến đò ra đảo và từ đảo vào đất liền ngày càng được tăng lên về số lượng và chất lượng.
Hiện nay, việc di chuyển ra xã đảo Thạnh An khá thuận lợi. Từ thị trấn Cần Thạnh, người dân chỉ mất khoảng 30 phút đi đò ra xã đảo Thạnh An. Đò ra đảo và từ đảo vào đất liền ngày càng được nâng lên về số lượng và chất lượng.
Những năm gần đây, nhờ chuyển đổi phương tiện sản xuất, khai thác thuỷ sản; nhờ đó sản lượng bình quân hằng năm đạt khoảng 8.800 tấn/năm, nâng cao thu nhập.
Những năm gần đây, nhờ chuyển đổi phương tiện sản xuất, khai thác nên sản lượng thuỷ sản bình quân đạt khoảng 8.800 tấn/năm, góp phần nâng cao thu nhập người dân.
Ruộng muối của người dân ở ấp Thiềng Liềng thuộc xã đảo Thạnh An.
Ruộng muối của người dân ở ấp Thiềng Liềng, thuộc xã đảo Thạnh An.
TPHCM đã đầu tư, kết nối hệ thống giao thông về huyện Cần Giờ khá thuận lợi. Trong ảnh là tuyến đường băng qua rừng Sác về trung tâm huyện Cần Giờ.
TPHCM đã đầu tư, kết nối hệ thống giao thông về huyện Cần Giờ khá thuận lợi. Trong ảnh là tuyến đường băng qua rừng Sác về trung tâm huyện Cần Giờ.
Nhờ tuyến kè kiên cố trên đảo mà nhiều năm nay người dân thoát khỏi cảnh sạt lở, giảm ngập nước.
Nhờ tuyến kè kiên cố trên đảo mà nhiều năm nay người dân thoát khỏi cảnh sạt lở, giảm ngập nước.
Theo UBND xã Thạnh An, hiện nay trên địa bàn xã không còn nhà ở tạm, dột nát; hầu hết nhà ở dân cư có đủ các công trình phụ trợ như bếp, nhà vệ sinh,... thuận tiện cho sinh hoạt, phù hợp tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.
Theo UBND xã Thạnh An, hiện nay trên địa bàn xã không còn nhà ở tạm, dột nát; hầu hết nhà ở của người dân có đủ các công trình phụ trợ như bếp, nhà vệ sinh... thuận tiện cho sinh hoạt, phù hợp tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.
Nhiều mô hình sản xuất hiện đại được đưa vào áp dụng ở Thạnh An, thu lợi nhuận nhiều nhất là mô hình nuôi hàu, nuôi tôm, cua, cá lòng bè.
Nhiều mô hình sản xuất hiện đại được đưa vào áp dụng ở Thạnh An, thu lợi nhuận nhiều nhất là mô hình nuôi hàu, tôm, cua, cá lồng bè.
Người dân phấn khởi trong ngày Thạnh An được công nhận là xã đảo. Họ cho biết, đã chờ đợi ngày này rất lâu. Hy vọng đây là bước ngoặc quan trọng để xã đảo Thạnh An phát triển.
Người dân phấn khởi trong ngày Thạnh An được công nhận là xã đảo. Họ cho biết, đã chờ đợi ngày này rất lâu. Hy vọng đây là bước ngoặt quan trọng để xã đảo Thạnh An phát triển.

Sơn Vinh - Thành Hoa

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=